Bệnh vàng lá gân xanh ở cam quýt đầu tiên xâm nhập vào cây thông qua một côn trùng nhỏ bé: rầy chổng cánh Châu Á, loài này hút nhựa từ lá cây và để lại vi khuẩn lây lan cho cây. Vi khuẩn này di chuyển nhanh chóng đến rễ, tại đó chúng sinh sản, phá hủy hệ thống rễ và lây lan sang phần còn lại của tán cây ký chủ.  Bệnh này làm cây bị thiếu chất dinh dưỡng, để lại những quả xanh và xấu xí, không phù hợp để bán ra dưới dạng trái cây tươi hoặc nước ép trái cây. Phần lớn các cây bị nhiễm bệnh đều chết trong vòng vài năm. Vì vậy, những biện pháp phòng trừ bệnh vẫn còn ít hiệu quả. Trong các biện pháp phòng trừ sinh vật hại, phương pháp phòng trừ bằng biện pháp sinh học được xem là mang lại hiệu quả và thân thiện, an toàn với môi trường. Với những đặc điểm sinh học của lá ổi, tỏi và vai trò của kali trong sinh trưởng và phát triển cây trồng, nhằm tìm ra biện pháp phòng chống sâu bệnh hại bằng phương pháp sinh học để thay thế biện pháp hóa học có hiệu quả thấp và gây ô nhiễm môi trường, tác giả Vũ Công Oánh ở Thôn Cầu Đất, xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đề xuất ý tưởng: “Phòng bệnh vàng lá trên cam Đường Canh bằng thảo dược”.