Chuột là loại động vật rất tinh khôn và nhanh nhẹn, có bộ răng phát triển liên tục cả vòng đời, do đó chuột thường hay phải mài răng, cắn phá, gặm nhấm tất cả các thứ ban ngày thường ẩn núp trong hang hoặc những nơi kín đáo, hoạt động chủ yếu vào ban đêm, tập trung nhiều nhất là chiều tối và sáng sớm, chuột có khả năng di chuyển đi xa, từ nơi này sang nơi khác để ẩn trốn và tìm thức ăn, trong điều kiện sản xuất nông nghiệp phát triển, có nhiều loại thức ăn ngon và thường xuyên, hơn nữa chuột sinh sản nhanh, mỗi năm chuột cái có thể đẻ được 5 lứa, mỗi lứa đẻ từ 5-7 con, nên khi gặp điều kiện thuận lợi thì số lượng chuột tăng rất nhanh và gây hại nghiêm trọng. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu biện pháp diệt chuột sinh học đem lại hiệu quả kinh tế cao.
1. Tác dụng của thuốc vi sinh
Thuốc vi sinh diệt chuột nhập khẩu của nước ngoài trong danh mục Bộ nông nghiệp cho phép, Cục bảo vệ thực vật kiểm định, thuốc vi sinh có mùi thơm nhẹ, dụ dỗ chuột đến ăn và ăn no, sau 3 ngày chuột chết, do vậy chuột thấy thóc mầm trộn thuốc vi sinh rất hợp khẩu vị thi nhau ăn. Thuốc vi sinh gây chống đông máu, làm phá hủy nội tạng của chuột, chỉ có nhóm máu chuột là bị tác dụng của thuốc làm chuột chết dần trong cơ thể 3 – 4 ngày. Thuốc không gây độc hại đến người, gia súc, gia cầm, rất thân thiện môi trường.
2. Công tác tổ chức diệt chuột
Trước hiện tượng chuột gây hại ruộng lúa thì cần phải chú ý thực hiện sớm và liên tục trên cả cánh đồng sẽ làm hạn chế sự sinh sản của chuột và giảm rất lớn số lượng chuột gây hại trong sản xuất, nếu trong vụ này mà bị chuột gây hại nhiều trên diện rộng, thì ngay cuối vụ cần phải có kế hoạch để diệt trừ chuột, đề phòng chuột tiếp tục gây hại ở vụ sau.
3. Kỹ thuật đánh
Dùng bả bằng thóc ngâm trộn với thuốc vi sinh, đánh vào buổi chiều tốt hơn buổi sáng. Đặt mồi ở cửa hang hoặc các lối đi của chuột, trong nhà thì rắc dìa đường, trang trại hoặc cơ quan thì rắc xung quanh, có những cơ quan hoặc khu công nghiệp chúng ta đánh xung quanh xưởng vì chuột phải bò ra ngoài kiếm ăn.
Cứ 100 gram bả vi sinh ta chia làm 4 đến 5 đống mồi, cách nhau 3 – 5 mét một mồi. Những vùng nhiều bụi rậm hoặc cỏ dày ta lên rắc các lối đi của chuột. Trong trường hợp đánh vào mùa mưa (ở vụ lúa mùa) ta nên đánh sớm vào tháng 6, tháng 7 ít mưa, nếu trời hay mưa ta cho bả vào túi ni lông, mỗi túi 50 gam, chuột thấy sẽ cắn túi ni lông rồi ăn mồi. Khi ta trộn thóc với thuốc để sau 24 giờ thuốc ngấm vào hạt gạo, dù sau này mồi khô, chuột ăn vào vẫn chết.
4. Thời điểm đánh
* Đối với vụ xuân: Tùy theo tập quán của từng địa phương cấy mạ dược hay gieo thẳng.
- Đợt 1: Nếu cấy mạ dược thì phải đánh chuột trước khi gieo mạ 5 – 10 ngày, đánh xung quanh vùng gieo mạ, các trục đường giao thông bờ cao, gần cơ quan, xí nghiệp, trang trại, ước tính 20 kg/ha gieo mạ.
- Đợt 2: Lúc đổ ải được 80 – 90% diện tích, đánh các bờ bãi cao khoảng 4 kg – 5 kg/ha canh tác, lúc này phát động toàn dân diệt chuột trong nhà vì chuột ngoài đồng chạy vào trong nhà rất nhiều, nhất là nhà gần đồng ruộng.
- Đợt 3: Nếu gieo thẳng thì đánh trước khi gieo 5 – 10 ngày. Nếu cấy mạ dược thì đánh trước khi cấy 3 – 5 ngày. Số lượng 3kg/ha.
- Đợt 4: Lúc lúa chớm đẻ nhánh đánh ngay, dùng 2 kg/ha (chuột chớm cắn đánh ngay, lúa có sức tái sinh đẻ nhánh bù vào các nhánh bị chuột cắn hoặc đâm mầm lên tiếp đuổi kịp rảnh mẹ, lúa chín đồng đều.
- Đợt 5: Lúc lúa chuyển hóa làm đồng, đánh sớm dùng 2 kg/ha, đừng để chuột phá như dùng liềm cắt, hoặc ruộng bị phá hình lòng chảo mới đánh thì đã muộn.
Mỗi vụ dùng khoảng 12 – 13kg bả chuột/ha. Mỗi đợt đánh chuột 2 – 3 ngày là dứt diểm trên địa bàn xã. (Nếu địa phương nào có tập quán gieo thẳng thì ta giảm được một đợt trước khi gieo mạ dược cuối tháng 12 dương lịch)./.
Đức Thành