Với mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, đưa các giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến (VietGAP, GlobalGAP…), sử dụng công nghệ sảnxuất trong nhà lưới, nhà màng; tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học, sử dụng các chế phẩm sinh học vào sản xuất, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường.BBT xin giới thiệu kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng theo hướng VietGAP:

1. Thời vụ trồng

- Thời gian trồng:

+ Vụ Xuân hè: từ tháng 3đến tháng 6;

+ Vụ Hè thu: từ tháng 7 đến tháng 10;

2. Chuẩn bị bịch trồng

Bịch trồng là túi nilon PE có 2 lớp trắng đen rõ rệt:

+ Lớp màu trắng bên ngoài có tác dụng không hấp thụ nhiệt từ ánh nắng giúp rễ cây không bị nóng, héo, mất nước… Ngoài ra, giúp ngăn ngừa và bảo vệ ảnh hưởng của tia cực tím đến bộ rễ của cây trồng

+ Lớp màu đen bên trong có tác dụng bảo vệ rễ, chống sâu bệnh, ngăn chặn rêu, tảo và một số loại cỏ dại không cho chúng phát triển. Giúp cây trồng tận dụng hiệu quả được tối đa lượng dinh dưỡng có trong túi bầu. Từ đó tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của cây.

Bịch trồng được thiết kế với những lỗ xung quanh trên thân túi để thoát nước giúp cây không bị ngập úng, tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển tốt nhất.

Kích thước túi bầu: dài x rộng = 40 x 20cm

3. Chuẩn bị hệ thống tưới nhỏ giọt

Hệ thống ống tưới nhỏ giọt được bố trí tưới nằm giữa luống, ống tưới sử dụng là ống HDPE có đường kính phi 16. Dùng dây tưới Knet2 để tưới trục tiếp nhỏ giọt vào các bịch trồng. Đầu mỗi ống HDPE có bố tri khóa phi 16 để có thể chủ động mở/ khóa nước.

4. Xử lý xơ dừa trước khi trồng

Xử lý chát tanin bằng ngâm xả với nước cho đến khi nước không còn đỏ ngầu nữa.

Xử lý chát lignin bằng ngâm với nước vôi trong từ 5 đến 7 ngày.

Cuối cùng ủ xơ dừa có bổ sung thêm trichoderma, super lân.

5. Chuẩn bị giá thể trồng

Giá thể trồng cây là xơ dừađã qua xử lý bổ sung thêm phân trùn quế, super lân và trichoderma trước khi trồng cây con để hạn chế nấm bệnh.

6. Chuẩn bị cây con giống

            Hạt giống khỏe, đúng giống, sạch bệnh, đồng nhất về kích cỡ, không lẫn với các giống khác, tỷ lệ nảy mầm cao.

            Ươm cây

+ Trước khi gieo, hạt giống được xử lý bằng phương pháp sau:ngâm hạt giống trong nước ấm 2 sôi 3 lạnh trong 2-3 giờ đến khi vỏ nhăn lại vớt ra và đem gieo.

+ Giá thể ươm cây: phối trộn mụn dừa, đất sạch, trùn quế và trichoderma cho vào khay ươm rồi tiến hành gieo ươm.

+ Phương pháp ươm cây: Giá thể cần được làm ẩm trước khi gieo và cho vào trên khay mỗi lỗ 1 hạt giống và chú ý phải cắm đầu nhọn của hạt xuống, tưới đủ ẩm mỗi ngày. Khi cây con có 2 lá thật thì tiến hành đem trồng bầu.

            Tuổi cây con: 10 -12 ngày

            Số lá cây con: 2 lá thật

            Chiều cao cây con: 5 – 6 cm.

            Chọn cây con sinh trưởng khỏe, không nhiễm bệnh để trồng. Trước khi đem trồng cần phun phòng nấm lở cổ rễ cây con bằng thuốc valydamycin 5SL.

 

6. Cách trồng

Khi cây được 2 lá thật, cây cao 5 - 6 cm thì đem trồng, chọn cây to khỏe, không sâu bệnh đem trồng. Trước khi trồng phun phòng nấm bệnh bằng thuốc validamycin5SL với liều lượng 10ml cho bình 16 lít nước, khi đem trồng thì tưới đẫm nước để tránh vỡ bầu cây con.

Mỗi bầu trồng một cây, trồng cây vào giữa bầu, sao đó cắm ống tưới cách gốc cây khoảng 4-5 cm.

Khoảng cách trồng:trồng theo luống, trồng 2 hàng/ luống:

+Cây cách cây: 45 – 50 cm.              

+Hàng cách hàng: 60 – 70 cm

+Khoảng cách giữa 2 luống: 80 – 100 cm

Trồng cây vào buổi chiều mát, sau khi trồng phải tưới đẫm nước cho cây.

7. Dinh dưỡng và nước tưới

Nước tưới qua ống tưới nhỏ giọt kết hợp với dinh dưỡng qua hệ thống tưới. Nước tưới thay đổi theo thời kỳ khác nhau và phụ thuộc vào thời tiết. Trung bình ngày nắng tưới nước  khoảng 3 - 4 lần mỗi lần tưới từ 5-10 phút, ngày mưa thì giảm số lần tưới chỉ 1-2 lần/ngày tùy theo lượngmưa nhiều hay ítvà tăng độ đậm đặc của dung dịch. Thời kỳ cây ra hoa kết quả cần tưới nhiều nước hơn cho cây.

Dinh dưỡng sử dụng các loại phân KNO3, MgSO4, Ca(NO3)2, NH4H2PO4. Các phân này được hòa tan vào nước thành dung dịch dinh dưỡng cho cây, đảm bảo đủ các nguyên tố cần thiết cho sinh trưởng phát triển là K, Ca, Mg, N, P,S. Dung dịch dinh dưỡng và nước tưới được cung cấp đồng thời qua hệ thống tưới nhỏ giọt có nồng độ phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây.

Qua hệ thống tưới tự động ta có thể cung cấp đầy đủ 13 nguyên tố thiết yếu cho cây trồng gồm:

+ Đạm (N), Lân(P), Kali (K) được cây trồng lấy đi với số lượng lớn được gọi là nguyên tố đa lượng.

+ Canxi (Ca), Magiê (Mg), Lưu Huỳnh (S) được cây trồng lấy đi với số lượng ít hơn nhưng cũng đáng kể nên được gọi là nguyên tố trung lượng.

+ Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Mangan (Mn), Đồng (Cu), Bo (B), Molypden (Mo) được cây trồng hút/lấy đi với số lượng nhỏ nên được gọi là nguyên tố vi lượng

Tính theo định kỳ cứ sau từ 3-5 ngày, chúng ta lại tiến hành bổ sung thêm một lượng dinh dưỡng và nước sạch phù hợp vào hệ thống trồng cây.Sử dụng bút đo  TDS để kiểm tra nồng độ các chất hòa tan (ppm) sao cho phù hợp với từng giai đoạn cây trồng.

Giai đoạn từ sau trồng đến bén rễ chỉ tưới nước để đảm bảo ẩm độ cho cây.

Bảng 1. Lượng nước và chỉ số TDS (ppm) qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của dưa lưới MNL01

Giai đoạn

Lượng nước

TDS (ppm)

  1. Từ khi trồng đến khi thụ phấn

0,5-0,8 lít/cây

600-900

  1. Từ khi thụ phấn đến hình thành quả

1-1,5 lít/cây

900-1300

  1. Từ khi hình thành quả đến tạo lưới

1,5-1,8 lít/cây

1300-1500

  1. Từ khi tạo lưới đến trước thu hoạch 7 ngày

2 lít/cây

1500-2000

 

Lượng nước phân vào và ra được đo chỉ số TDS hàng ngày, thời điểm đo vào mỗi buổi sáng trước khi bắt đầu chu kỳ mới. 

8. Chăm sóc

Quấn ngọn:

+ Khi cây được 30- 40cm thì tiến hành quấn ngọn cho cây. Thường cứ 2-3 ngày sẽ quấn ngọn 1 lần, tránh để ngọn dài quá khó quấn và gãy ngọn.

+ Dây quấn ngọn là dây cước được treo 1 dây mỗi gốc cố định. Quấn ngọn theo chiều kim đồng hồ dây căng vừa phải.

Cắt tỉa, tạo hình:

+ Tia nhánh từ lá thứ 9 trở về gốc, giữ lại nhánh từ tầng lá thứ 10 đến tầng lá thứ 15 để ra quả. Sau khi nhánh ra quả giữ thêm 1 lá nữa rồi bấm ngọn nhánh.

+ Khi tỉa nhánh không tỉa sát thân chính vì như vậy dễ bị nấm bệnh xâm nhập vào thân.

+ Khi cây được 22-15 lá thật tiến hành bấm ngọn để tập trung nuôi quả.

+ Khi cây đậu quả to khoảng bằng quả trứng, cắt tỉa toàn bộ các nhánh không đậu quả chỉ để lại 2 -3 quả để chọn quả. Trong quá trình chọn quả không nên chọn các quả bị méo, dị dạng, bị bệnh. Chọn các quả tương đối đồng đều về kích cỡ và tập trung tầng lá gần sát nhau.

+ Khi chọn quả xong, ta bắt đầu tỉa lá gốc, tỉa khoảng 5-6 lá giúp cho gốc cây được thông thoáng, tránh nấm khuẩn phát sinh, tập trung nuôi quả.

Thụ phấn

+ Thụ phấn bằng tay phương pháp như sau: tách lấy bao phấn của hoa đực thụ cho nhụy của hoa cái. Chọn hoa đực ở phía trên nở to và rực rỡ nhất để đảm bảo sức sống và số lượng hạt phấn khi thụ phấn bằng tay.

+ Thời gian thụ phấn tốt nhất: 7h-9h sáng.

            + Chọn người có kinh nghiệm trong thụ phấn bằng tay để tăng khả năng đậu quả.

            Treo quả

            + Sau khi chọn quả, mỗi cây để 1 quả và cắt tỉa toàn bộ lá gốc và cành nhánh phụ ta tiến hành treo quả.

            + Dây treo quả là dây cước, treo mỗi cây 1 dây.

            + Sử dụng dây dứa thay cho móc treo quả để cố định và đỡ trọng lượng của quả, giúp giảm áp lực lên cuống quả, tránh rụng quả.

9. Thu hoạch và bảo quản

Dưa được thu hoạch đúng thời điểm dựa trên chỉ số chín (dựa vào các yếu tố như thời gian từ lúc trồng, độ tạo lưới, độ nứt của cuống) để quả đạt chất lượng tốt nhất khi đến tay người dùng, kéo dài thời gian tồn trữ. 

Cắt dưa để lại hai tai quả. Vận chuyển đến nơi thoáng mát tránh để dập nát.

ĐT