Máng ăn nên đặt ở phần nền bê tông (khu vực lợn nghỉ nghơi). Khuyến cáo là nên đặt ở gần đường đi để cho ăn. Vị trí này sẽ giảm nguy cơ làm bẩn khu vực nền bê tông, bởi vì lợn thường không có khuynh hướng đi vệ sinh nơi máng ăn. Kết quả là, nếu như đặt máng ăn ở cả 2 góc gần đường đi cho ăn có thể tạo ra thói quen chỗ đó lợn sẽ không đi vệ sinh ở góc. Nếu chỉ sử dụng 1 máng ăn, thì nên đặt ở bên cạnh ngay gần đường đi, và khi chuồng không quá rộng thì việc này sẽ hạn chế lợn đi vệ sinh ở góc chuồng gần chỗ nằm.
Ở chuồng nuôi rộng, lợn thường xem các góc ở khu vực nghỉ nghơi là nơi ít có nguy cơ bị tấn công khi đi vệ sinh, có nghĩa là các góc đó dễ là nơi lợn sẽ đi vệ sinh. Nếu như máng ăn được đặt ở các góc đó, nó sẽ tạo ra các hoạt động và các hoạt động này sẽ ngăn chăn việc lợn đi vệ sinh ở các góc này. Nơi bạn muốn lợn đi vệ sinh, hãy để chỗ đó mở riêng. Lợn thích được đi vệ sinh ở gần những nơi mở, trong khi đó chúng muốn đánh dấu lãnh thổ, đặc biệt là lợn đực.
Máng uống nên đặt bên trên khu vực thu chất thải bởi vì khả năng nước sẽ bị rò rỉ và vương vãi ra ngoài. Do đó, máng uống nên đặt ở khu vực sàn tấm đan hoặc nơi thu chất thải. Máng uống không nên đặt bên trên khu vực nơi lợn dự định đi vệ sinh, bởi vì hoạt động xung quanh máng uống sẽ ngăn lợn đi vệ sinh khu vực đó. Nói cách khác, chúng sẽ không đi vệ sinh gần máng uống, bởi vì chúng tìm chỗ yên tĩnh để vệ sinh. Máng uống không nên đặt ở hai góc của khu vực thu gom chất thải, bởi vì lợn có khuynh hướng muốn đi vệ sinh ở góc chuồng, nơi chúng ít bị tấn công nhất. Do đó máng uống nên đặt ở đâu đó trên phần sàn tấm đan, nơi không che khuất lợn để đi vệ sinh. Lựa chọn tốt là đặt máng uống ở một góc của khu vực thu gom chất thải, để góc còn lại cho lợn đi vệ sinh tự do.
Các tác giả đã nghiên cứu vấn đề vệ sinh chuồng trại và sự phát thải khí ammonia liên quan đến các loại nền chuồng khác nhau. Phần dưới đây sẽ trình bày kết quả nghiên cứu cho từng loại nền chuồng.
Chuồng có sàn hoàn toàn bằng tấm đan rất thông thường để nuôi những nhóm lợn nhỏ (10-15 con) và cho những nhóm lớn (đến 24 con) lợn vỗ béo (Germán Giner Santonja et al., 2017). Seufert et al. (1980) báo cáo rằng với bề rộng tấm sàn 150mm, các khe rãnh sẽ ít bị tắc hơn khi tăng độ rộng khe rãnh từ 15 lên 30mm. Khả năng thoát chất thải của tổng diện tích sàn tăng từ 8% ở độ rộng khe 15mm lên 17% ở độ rộng khe 30mm. Tỷ lệ tắc giảm từ 25% xuống 1%. Họ kiến nghị rằng với độ rộng khe thoát đồng nhất 25mm, độ rộng tấm sàn không ảnh hưởng tới khả năng thoát chất thải. Với độ rộng tấm sàn 65mm (tỷ lệ thoát là 38%) tỷ lệ khe bị tắc là 6% và với độ rộng tấm sàn là 150mm (tỷ lệ thoát là 14%) tỷ lệ khe bị tắc là 1%.
Greif (1985) cho biết nền chuồng hoàn toàn bằng tấm đan với độ rộng khe rãnh 15mm có khả năng thoát chất thải rất kém. Udesen (1989), được trích dẫn bởi Ủy Ban An Toàn Thực Phẩm Châu Âu (the European Food Safety Authority-EFSA, 2005) so sánh độ rộng khe thoát sàn 16, 18 và 20 mm. Udesen (1989) đã không đưa ra lời khuyên nào về vấn đề thoát chất thải, nhưng với độ rộng 20mm cho kết quả tốt nhất. Pedersen Skovgaard (1990), được trích dẫn bởi Ủy Ban An Toàn Thực Phẩm Châu Âu (the European Food Safety Authority-EFSA, 2005) so sánh sàn bê tông với khe rộng 18 và 20mm và tấm sàn với bề rộng 67, 70, 75 và 91 mm. Khả năng thoát của sàn từ 16 đến 20%. Các tác giả không thấy có sự khác nhau về vấn đề vệ sinh và sự tắc của chất thải. Jensen et al. (1997) khuyến nghị rằng sàn chuông nên đục lỗ hoặc làm tấm sàn có khe rãnh thoát chất thải thay vì bằng sàn cứng không có khe thoát, vấn đề vệ sinh có thể được cải thiện bằng cách giảm tiếp xúc giữa lợn và phân/nước tiểu. Họ đưa ra khuyến cáo về độ rộng tấm sàn và khe rãnh cho nền bê tông chuồng lợn, dựa trên 15 nguồn tài liệu khác nhau (Bảng 6).
|
Lợn con |
Sinh trưởng |
Lợn vỗ béo/lợn mẹ |
Độ rộng tấm sàn (mm) |
50-120 |
75-150 |
80-200 |
Độ rộng khe rãnh (mm) |
9,5-22 |
12,5-25 |
17-30 |
- Tỷ lệ sàn cứng < 40% diện tích nền chuồng
Greif (1985) cho biết rằng nền bê tông có một phần diện tích là tấm đan có khe với độ rộng 15mm có khả năng thoát chất thải kém. Boykel (2001) đã so sánh tấm sàn hình tam giác bằng kim loại, tấm sàn giả kim loại và tấm sàn bê tông. Trong nghiên cứu đó, độ rộng của tấm sàn kim loại và độ rộng khe là 15mm, độ rộng của tấm sàn kim loại và độ rộng khe là 10mm, và độ rộng của tấm sàn và độ rộng khe là 12mm và 20mm. Tấm sàn bê tông có độ rộng 63mm và độ rộng khe là 22mm. Các tác giả kết luận rằng tấm sàn bê tông có khả năng thoát chất thải tốt nhất.
- Tỷ lệ sàn cứng > 40% diện tích nền chuồng
Aarnink et al. (1993, 1997, 2001, 2006) khảo sát tình trạng vệ sinh và sự phát thải khí ammonia ở chuồng nuôi có 50%, 60% và 75% diện tích là sàn chuồng cứng (không phải là sàn bằng tấm đan). Các tác giả cho biết diện tích sàn cứng càng ít, sự tắc chất thải càng ít; mặc dù 25% diện tích sàn là tấm đan (với 12,5% là đường thoát so với tổng diện tích sàn) là đủ để hạn chế sự tắc chất thải. Diện tích sàn chuồng bằng nền chuồng càng nhiều sẽ giúp hạn chế lượng ammonia phát thải từ chất thải lưu trữ phía dưới, nhưng tăng lượng ammonia phát thải từ khu vực sàn bằng tấm đan. Nhiệt độ càng cao càng làm tăng phần chất thải tắc nghẽn ở phần nền chuồng cứng.
Hoofs (1991) nghiên cứu vấn đề tồn đọng phân và nước tiểu ở chuồng có 43% diện tích là sàn cứng và tấm đan kim loại hình tam giác hoặc tấm đan bê tông. Tấm đan kim loại hình tam giác có độ rộng là 20mm và độ rộng khe rãnh là 10mm có tỷ lệ thoát là 19%. Tấm đan bê tông có độ rộng là 100mm và độ rộng khe rãnh là 20mm (tỷ lệ thoát là 8,5%). Tấm đan kim loại ít bị tắc chất thải hơn so với tấm đan bê tông. Theo thang điểm từ 1-100, tấm đan kim loại có điểm số là 7,5; trong khi đó tấm đan bê tông có điểm số là 6,5. Các tác giả thấy không có ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn của lợn, nhưng việc vệ sinh chuồng tiết kiệm được 19% thời gian và khả năng thoát tốt hơn với tấm đan kim loại.
Spoolder et al. (2002) so sánh 3 hệ thống với 60% sàn cứng và một hệ thống đối chứng với 40% sàn cứng. Sàn dùng tấm đan kim loại hình tam giác và có 'khe thoát chất thải' rộng 9 cm, sàn này có khả năng thoát chất thải tốt. Ba hệ thống với 60% sàn cứng có tỷ lệ lỗ thoát chất thải là 17, 18 và 21% trong tổng số diện tích sàn, và tỷ lệ này ở sàn đối chứng là 24%. Tổng số chất thải tồn lại với hệ thống sàn cứng 60% là 2,3%, 3,9% và 9,4% trong tổng số diện tích chất rắn trên sàn, trong khi đó ở hệ thống đối chứng là 0,8%. Sàn có 60% diện tích là sàn cứng có tỷ lệ bẩn nhiều hơn sàn có 40% diện tích là sàn cứng (sàn không làm bằng tấm đan có khe thoát chất thải).
Bài: Nông Tuyên Huấn
Theo http://www.khuyennongbacgiang.com/
Theo http://www.khuyennongbacgiang.com/