Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, việc đa dạng hoá các loại cây trồng – luân phiên thay đổi giống cây trồng trong các năm, là một trong những biện pháp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đặc biệt là hạn chế được việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Vì kẻ thù của cây trồng (sâu, động vật ký sinh…) sẽ biến mất trước khi loài cây yêu thích được gieo trở lại, bởi loài cây ấy không được gieo trồng quá lâu nên sâu bọ không có điều kiện sinh sôi.
1. Đa dạng hoá cây trồng :
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, việc đa dạng hoá các loại cây trồng – luân phiên thay đổi giống cây trồng trong các năm, là một trong những biện pháp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đặc biệt là hạn chế được việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Vì kẻ thù của cây trồng (sâu, động vật ký sinh…) sẽ biến mất trước khi loài cây yêu thích được gieo trở lại, bởi loài cây ấy không được gieo trồng quá lâu nên sâu bọ không có điều kiện sinh sôi.
2. Lợi dụng thiên địch và ký sinh :
Thiên địch thường là nhóm phòng trừ sinh học quan trọng nhất ở lúa, trong cả một vòng đời, mỗi một thiên địch tiêu thụ rất nhiều mồi. Thiên địch thường dễ nhìn thấy nhất nhưng đôi khi chúng bị nhầm lẫn với sâu hại. Thiên địch xuất hiện ở hầu hết các môi trường trồng lúa. Một số thiên địch như một vài loại nhện, bọ rùa, bọ cánh cứng tìm các cây có mồi như : bọ rầy xanh hút lá, bọ rầy hút thân cây, bướm và sâu non của sâu đục thân và sâu xanh để diệt.
Nhện thích mồi di động, nhưng một số lại tấn công trứng sâu. Nhiều loại nhện chỉ săn mồi ban đêm. Một số khác lại kéo màng và ăn tất cả những gì mắc vào màng nhện, bất kể ngày hay đêm.
Nhiều loại bọ cánh cứng, một số loài châu chấu ăn thịt và dễ thích ăn trứng sâu. Do đó, một điều không phải là bất thường, nếu như ta thấy trứng của một loài sâu hại nào đó bị ăn mất 80-90%. Một con nhện Lycosa trưởng thành có thể ăn 5-15 rầy nâu trưởng thành mỗi ngày. Giai đoạn sâu non và trưởng thành của hầu hết các loại thiên địch tấn công sâu hại cây trồng và trong quá trình phát triển của mỗi thiên địch cần rất nhiều mồi.
Các loại thiên địch khác như bọ niễng, sống trên mặt nước của ruộng lúa, khi các loài sâu hại như : bọ rầy, sâu non của sâu đục thân, sâu cuốn lá bò từ lá này sang lá khác bị rơi xuống mặt nước và sẽ bị bọ niễng và các loài thiên địch tương tự tấn công ngay.
Các thiên địch thường rất phàm ăn và khi nguồn thức ăn chính của chúng hiếm, chúng sẽ tấn công các loài có ích khác. Tuy nhiên, nói chung các thiên địch ăn các loài mà khi chúng xuất hiện rất nhiều như những dịch. Một điều rất quan trọng là một số loài sâu hại xuất hiện ở mức độ không gây hại về mặt kinh tế là có ích, vì chúng cung cấp thức ăn để duy trì các loài có ích ở mức độ có thể ngăn chặn được dịch sâu, bệnh.
Nuôi thiên địch hàng loạt để thả ra đồng ruộng là một điều hết sức tốn kém. Trên mỗi mảnh ruộng của người nông dân đã có sẵn những thiên địch. Các thiên địch cần được bảo vệ bằng cách sử dụng một cách khoa học thuốc trừ sâu phổ rộng giết được nhiều loại sâu một cách đúng mức hoặc bằng cách dùng thuốc trừ sâu chỉ độc hại đối với sâu mà không độc hại đối với thiên địch.
Thành phần thiên địch trên cây lúa đã được các nhà khoa học bảo vệ thực vật Việt Nam xác nhận : có 415 loài thuộc 14 bộ, 58 họ, 241 giống của các lớp nhện, nấm, tuyến trùng.
Bộ cánh màng có số lượng loài nhiều nhất 165 loài, bộ cánh cứng 95 loài, bộ cánh nửa 70 loài, có khoảng hơn 80 loài thường xuyên có mặt trên đồng lúa.
3. Định hướng chọn giống cây trồng :
Trong tự nhiên, một số loài cây có khả năng chống chịu tốt với sâu, bệnh. Đặc tính này có thể được bảo tồn bằng cách lai tạp khi chọn giống. Giải pháp này tỏ ra rất hiệu quả trong trường hợp muốn hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và không quá đặt nặng mục tiêu đạt sản lượng cao.
4. Diệt cỏ dại tận gốc :
Thường chúng ta diệt cỏ chỉ xới trên mặt hoặc phun thuốc, nhổ bằng tay… Tuy nhiên, cỏ có hệ rễ rất phát triển, có khả năng tái sinh rất nhanh, với phần rễ củ còn lại, dù là ít hoặc bị tổn thương. Chính vì vậy, trước khi trồng, phải diệt cỏ tận gốc, moi cả rễ. Các biện pháp đều nhằm ngăn cỏ dại hút chất dinh dưỡng của cây trồng…
5. Biện pháp thâm canh :
Căn cứ vào đặc tính cây trồng, đất đai thổ nhưỡng, những tiến bộ về phân bón, quy trình thâm canh phù hợp tạo ra cây trồng khoẻ chống chịu sâu, bệnh tốt như : quy trình 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm…
6. Tăng cường công tác dự tính dự báo
Một số bệnh phát sinh, phát triển và nhanh chóng phá hoại cây trồng ngay khi vừa xuất hiện. Do đó, cần phun thuốc kịp thời khi thời tiết có dấu hiệu thuận lợi cho sự phát triển của mầm bệnh như bệnh đạo ôn. Tiến tới dự báo tình hình sâu, bệnh thông qua hệ thống mô hình hoá rủi ro có tính đến những dữ liệu cụ thể (giống cây, đặc điểm thời tiết của địa phương, thời điểm gieo trồng và nảy mầm, tưới tiêu…) cho phép giảm đáng kể lượng thuốc trừ sâu sử dụng.
7. Nguyên tắc 4 đúng :
Khi sâu, bệnh đã đến ngưỡng phun trừ, bà con nông dân phải tuân thủ theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn, sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng : Đúng thuốc, Đúng liều lượng và nồng độ, Đúng lúc, Đúng cách.
Nông Tuyên Huấn
Theo http://khuyennongbacgiang.com/
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, việc đa dạng hoá các loại cây trồng – luân phiên thay đổi giống cây trồng trong các năm, là một trong những biện pháp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đặc biệt là hạn chế được việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Vì kẻ thù của cây trồng (sâu, động vật ký sinh…) sẽ biến mất trước khi loài cây yêu thích được gieo trở lại, bởi loài cây ấy không được gieo trồng quá lâu nên sâu bọ không có điều kiện sinh sôi.
1. Đa dạng hoá cây trồng :
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, việc đa dạng hoá các loại cây trồng – luân phiên thay đổi giống cây trồng trong các năm, là một trong những biện pháp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đặc biệt là hạn chế được việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Vì kẻ thù của cây trồng (sâu, động vật ký sinh…) sẽ biến mất trước khi loài cây yêu thích được gieo trở lại, bởi loài cây ấy không được gieo trồng quá lâu nên sâu bọ không có điều kiện sinh sôi.
2. Lợi dụng thiên địch và ký sinh :
Thiên địch thường là nhóm phòng trừ sinh học quan trọng nhất ở lúa, trong cả một vòng đời, mỗi một thiên địch tiêu thụ rất nhiều mồi. Thiên địch thường dễ nhìn thấy nhất nhưng đôi khi chúng bị nhầm lẫn với sâu hại. Thiên địch xuất hiện ở hầu hết các môi trường trồng lúa. Một số thiên địch như một vài loại nhện, bọ rùa, bọ cánh cứng tìm các cây có mồi như : bọ rầy xanh hút lá, bọ rầy hút thân cây, bướm và sâu non của sâu đục thân và sâu xanh để diệt.
Nhện thích mồi di động, nhưng một số lại tấn công trứng sâu. Nhiều loại nhện chỉ săn mồi ban đêm. Một số khác lại kéo màng và ăn tất cả những gì mắc vào màng nhện, bất kể ngày hay đêm.
Nhiều loại bọ cánh cứng, một số loài châu chấu ăn thịt và dễ thích ăn trứng sâu. Do đó, một điều không phải là bất thường, nếu như ta thấy trứng của một loài sâu hại nào đó bị ăn mất 80-90%. Một con nhện Lycosa trưởng thành có thể ăn 5-15 rầy nâu trưởng thành mỗi ngày. Giai đoạn sâu non và trưởng thành của hầu hết các loại thiên địch tấn công sâu hại cây trồng và trong quá trình phát triển của mỗi thiên địch cần rất nhiều mồi.
Các loại thiên địch khác như bọ niễng, sống trên mặt nước của ruộng lúa, khi các loài sâu hại như : bọ rầy, sâu non của sâu đục thân, sâu cuốn lá bò từ lá này sang lá khác bị rơi xuống mặt nước và sẽ bị bọ niễng và các loài thiên địch tương tự tấn công ngay.
Các thiên địch thường rất phàm ăn và khi nguồn thức ăn chính của chúng hiếm, chúng sẽ tấn công các loài có ích khác. Tuy nhiên, nói chung các thiên địch ăn các loài mà khi chúng xuất hiện rất nhiều như những dịch. Một điều rất quan trọng là một số loài sâu hại xuất hiện ở mức độ không gây hại về mặt kinh tế là có ích, vì chúng cung cấp thức ăn để duy trì các loài có ích ở mức độ có thể ngăn chặn được dịch sâu, bệnh.
Nuôi thiên địch hàng loạt để thả ra đồng ruộng là một điều hết sức tốn kém. Trên mỗi mảnh ruộng của người nông dân đã có sẵn những thiên địch. Các thiên địch cần được bảo vệ bằng cách sử dụng một cách khoa học thuốc trừ sâu phổ rộng giết được nhiều loại sâu một cách đúng mức hoặc bằng cách dùng thuốc trừ sâu chỉ độc hại đối với sâu mà không độc hại đối với thiên địch.
Thành phần thiên địch trên cây lúa đã được các nhà khoa học bảo vệ thực vật Việt Nam xác nhận : có 415 loài thuộc 14 bộ, 58 họ, 241 giống của các lớp nhện, nấm, tuyến trùng.
Bộ cánh màng có số lượng loài nhiều nhất 165 loài, bộ cánh cứng 95 loài, bộ cánh nửa 70 loài, có khoảng hơn 80 loài thường xuyên có mặt trên đồng lúa.
3. Định hướng chọn giống cây trồng :
Trong tự nhiên, một số loài cây có khả năng chống chịu tốt với sâu, bệnh. Đặc tính này có thể được bảo tồn bằng cách lai tạp khi chọn giống. Giải pháp này tỏ ra rất hiệu quả trong trường hợp muốn hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và không quá đặt nặng mục tiêu đạt sản lượng cao.
4. Diệt cỏ dại tận gốc :
Thường chúng ta diệt cỏ chỉ xới trên mặt hoặc phun thuốc, nhổ bằng tay… Tuy nhiên, cỏ có hệ rễ rất phát triển, có khả năng tái sinh rất nhanh, với phần rễ củ còn lại, dù là ít hoặc bị tổn thương. Chính vì vậy, trước khi trồng, phải diệt cỏ tận gốc, moi cả rễ. Các biện pháp đều nhằm ngăn cỏ dại hút chất dinh dưỡng của cây trồng…
5. Biện pháp thâm canh :
Căn cứ vào đặc tính cây trồng, đất đai thổ nhưỡng, những tiến bộ về phân bón, quy trình thâm canh phù hợp tạo ra cây trồng khoẻ chống chịu sâu, bệnh tốt như : quy trình 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm…
6. Tăng cường công tác dự tính dự báo
Một số bệnh phát sinh, phát triển và nhanh chóng phá hoại cây trồng ngay khi vừa xuất hiện. Do đó, cần phun thuốc kịp thời khi thời tiết có dấu hiệu thuận lợi cho sự phát triển của mầm bệnh như bệnh đạo ôn. Tiến tới dự báo tình hình sâu, bệnh thông qua hệ thống mô hình hoá rủi ro có tính đến những dữ liệu cụ thể (giống cây, đặc điểm thời tiết của địa phương, thời điểm gieo trồng và nảy mầm, tưới tiêu…) cho phép giảm đáng kể lượng thuốc trừ sâu sử dụng.
7. Nguyên tắc 4 đúng :
Khi sâu, bệnh đã đến ngưỡng phun trừ, bà con nông dân phải tuân thủ theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn, sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng : Đúng thuốc, Đúng liều lượng và nồng độ, Đúng lúc, Đúng cách.
Nông Tuyên Huấn
- Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất lúa chét đối với các vùng bị ngập lụt sau thiên tai tại các tỉnh phía Bắc (21-10-2024)
- Kiểm tra mô hình sản xuất lúa ứng dụng mạ khay – máy cấy kết hợp với sơ chế và liên kết tiêu thụ sản phẩm Nếp cái hoa vàng tại huyện Hiệp Hòa (02-08-2024)
- Sở Nông nghiệp và PTNT: Chủ động phòng trừ sâu bệnh gây hại trên cây lúa vụ Chiêm Xuân (06-05-2024)