ảnh minh họa
Thuật ngữ "Nông nghiệp thông thường” không rõ ràng nhưng ám chỉ đến xu thế nông nghiệp hiện nay tức là nông nghiệp trong đó có sử dụng các hóa chất, đối nghịch với nôngnghiệp hữu cơ.
“Cách mạng xanh” – Liệu nó có xanh?
Việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu hóa học như một công nghệ đã được lan rộng ra hầu hết các nước nhiệt đới từ những năm 1960. Một phương pháp mới được kể đến trong “Cách Mạng Xanh” bao gồm các kỹ thuật trọn gói được sử dụng nhằm tăng năng suất trên mỗi đơn vị diện tích canh tác. Các kỹ thuật trọn gói này bao gồm:
- Trồng độc canh những giống có năng suất cao (HYV)
- Sử dụng đất canh tác tối đa (Thường với máy móc)
- Sử dụng thuốc trừ cỏ để lọai trừ sự cạnh tranh của cỏ dại
Sử dụng thuốc trừ dịch hại (Thuốc diệt côn trùng, thuốc trừ nấm, trừ sên, động vật thân mềm etc.) để loại trừ sâu bệnh hại. Thâm canh cao với việc sử dụng các loại phân hóa học (N, P, K) thường được kết hợpvới việc tưới nhiều nước. Sau khi “Cách mạng xanh” đạt được những thành công ban đầu, nó đã hiển nhiên cho thấy
rằng phương pháp canh tác này gây nhiều ảnh hưởng không mong muốn tới sức khỏe con người và cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác (đất, nước, đa dạng sinh học):
Đối với đất: Những khu vực đất đai màu mỡ rộng lớn trước kia đã bị suy biến vì xói mòn, hóa mặn hoặc bị rút kiệt toàn bộ dinh dưỡng.
Đối với nước: Nguồn nước ngọt đã bị ô nhiễm hoặc bị khai thác quá mức do việc sử dụng quá nhiều hóa chất nông nghiệp và tình trạng tưới nước thừa mứa.
Đối với đa dạng sinh học: Làm tiệt chủng nhiều loài thực vật, động vật hoang dã, tàn phá phong cảnh thiên nhiên và sinh cảnh ngày càng trở nên nghèo nàn ảm đạm.
Đối với sức khỏe con người: Tồn dư thuốc sâu có hại trong thực phẩm hoặc nước uống gây nguy hiểm tới sức khỏe của cả người sản xuất và tiêu dùng. Ngoài ra còn bị tác động thêm bởi những rủi ro từ các chất kháng sinh trong thịt, sự nhiễm BSE (bệnh bò điên) và các sinh vật biến đổi gen (GMO). Bên cạnh đó, loại hình nông nghiệp này dựa quá mức các đầu vào từ bên ngoài và tiêu hủy rất nhiều năng lượng từ các nguồn không thể tái sinh. Sự thành công và những thiếu sót của Cách mạng xanh. Phải thừa nhận rằng với sự trợ giúp kỹ thuật của Cách mạng xanh, năng suất cây trồng đã tăng lên rất nhiều, đặc biệt là ở những vùng ôn đới Châu Âu và Bắc Mỹ. Một số nước Phương Nam cũng đã trải nghiệm Cách Mạng xanh như một câu chuyện về sự thành công, mặc dù năng suất có tăng lên nhưng thường thấp hơn so với các nước phía Bắc. Ví dụ như Ấn Độ đã cố gắng để trở thành một nước tự túc ngũ cốc nhưng nước này về danh chính ngôn thuận vẫn thường xuyên bị đói kém khốc liệt. Tuy nhiên thành công của Cách mạng xanh ở khu vực phía Nam là không đồng đều: trong khi kỹ thuật làm cho năng suất tăng lên một cách đáng kể ở khu vực đồng bằng mầu mỡ phì nhiêu hoặc những vùng đất có đủ nước tưới, thì nó lại ít thành công hơn ở những vùng đất khó trồng trọt, mà những vùng đất này lại chiếm phần diện tích lớn ở vùng nhiệt đới.
Những vùng đất màu mỡ thường thuộc sở hữu của những nông dân giàu có hơn, còn những nông dân trồng trọt ở những khu vực không thuận lợi lại không được hưởng những kỹ thuật mới này. Một trong những lý do không thành công của Cách mạng xanh trên những vùng đất khó canh tác là do hiệu quả bón phân thấp ở trên đất nhiệt đới: Khác với đất ở những vùng ôn đới, nhiều vùng đất nhiệt đới không có khả năng tích trữ phân hóa học để sử dụng. Dinh dưỡng dễ bị rửa trôi khỏi đất hoặc bay hơi như khí gas (N), vì thế có thể bị mất đi một phần lớn lượng phân bón.
Ở những nước có nhân công tương đối rẻ nhưng đầu vào đắt đỏ, phí tổn cho hóa chất nông nghiệp có thể chiếm một tỷ lệ lớn trong chi phí sản xuất. Thường những đầu vào này được mua nhờ tiền vay và được hoàn trả lại khi sản phẩm thu hoạch được bán. Nếu năng suất thấp hơn mong đợi (có thể do đất thiếu dinh dưỡng chẳng hạn) hoặc toàn bộ cây trồng bị
thất thu (ví dụ do không khống chế được tấn công của sâu bệnh hại), nông dân vẫn phải bù đắp những chi phí hóa chất nông nghiệp họ mà đã dùng. Do đó mắc nợ là một vấn đề phổ biến trong nông dân ở khu vực phía Nam và nhiều người mắc vào “bẫy nợ” ngày càng sâu hơn. Trong khi giá nông sản có chiều hướng liên tục giảm xuống thì giá cho đầu vào lại tăng lên (chẳng hạn do giảm trợ giá), làm cho việc kiếm đủ thu nhập từ nông nghiệp thông thường của nhiều nông dân càng trở nên khó khăn hơn.
Theo http://khuyennongbacgiang.com/