Ảnh minh họa

1. Làm đất

- Đất thích hợp nhất là đất có thành phần cơ giới là thịt nhẹ chủ động tưới, dễ thoát nước.

- Cày sâu 25 - 30 cm, bừa kỹ và nhặt sạch cỏ dại trước khi lên luống rạch hàng.

2. Thời vụ gieo, lượng giống

- Thời vụ: Vụ Xuân gieo từ 1/2 - 15/2;

                 Vụ Thu Đông gieo từ 1/9 đến 20/9 (DL)

          - Lượng giống: 6-7 kg lạc củ/sào.

4. Kích thước luống và mật độ gieo

- Làm luống cao, mặt luống rộng 90 cm, rãnh giữa các luống 25cm chiều cao luống 20-30 cm hoặc cao hơn để dễ thoát nước và thoát nước nhanh.

- Gieo thành 3 hàng dọc theo chiều dài luống.  Mật độ 40 cây/m2 (hàng × hàng: 25 cm,cây × cây: 10 cm gieo 1 hạt/hốc). Hạt lạc sau khi gieo được phủ 1 lớp đất che phủ, đất phải đảm bảo đủ ẩm sau khi gieo.

3. Phân bón

          * Lượng phân bón sử dụng cho 1 ha:

- Phân chuồng

        6 - 8  tấn

 

- Đạm Ure

   90 - 110kg

 

-  Super Lân

          500kg

 

- Kali clorua

120 - 160kg

 

- Vôi bột

          450kg

 

- Kết hợp phun siêu kali sau khi tắt hoa, phun 3 lần mỗi lần cách nhau 10 - 12 ngày.

* Cách bón:

- Bón lót:toàn bộ phân chuồng, phân lân, 1/2 lượng vôi, 1/2 lượng đạm, 1/2 lượng kali. Toàn bộ phân hóa học được trộn đều và bón vào hàng đã rạch sẵn, sau đó bón phân chuồng, lấp 1 lớp đât  nhẹ phủ kín phân rồi mới gieo hạt để tránh hạt tiếp xúc trực tiếp với phân giảm làm sự nảy mầm.

-  Bón thúc lần 1: (Khi lạc có 3-4 lá thật với lượng phân):  1/2 lượng đạm + 1/2 lượng kali.Bón phân cách gốc 6-8 cm, kết hợp làm cỏ đợt một (lưu ý không vun gốc)

- Bón thúc lần 2: Bón 1/2 lượng vôi  lúc hoa đợt một vừa tàn hết kết hợp làm cỏ vun gốc.

5. Dặm cây

Dặm cây ngay khi mất khoảng, dặm càng sớm càng tốt, nên dặm bằng hạt giống đã ủ nứt nanh để hạn chế sự chênh lệch giữa cây dặm và cây gieo trước.

6. Làm cỏ bón phân thúc:

- Khi lạc có 3-4 lá thật, tiến hành làm cỏ đợt một (12- 20 ngày sau khi gieo tuỳ theo mùa vụ và thời tiết), lúc này xới nông (2-3 cm) khắp mặt luống và rạch một rảnh nhỏ cách gốc lạc 4-5 cm, sâu 5-6 cm để bón thúc Đạm và Kali cho lạc, do lúc này chất dự trữ trong hạt đã hết mà vi khuẩn nốt sần chưa phát triển để cung cấp đạm cho cây. Trong lúc xới, bón phân lưu ý nhổ sạch cỏ trong gốc cây, bới gốc lạc để lộ hai lá sò cho thoáng, kết hợp bắt sâu nhất là sâu Xám, tạo điều kiện cho cặp cành cấp một đầu tiên không bị vùi sau này phát triển khoẻ cho năng suất cao.

- Làm cỏ lần hai khi cây lạc có 7-8 lá thật (cây lạc ra hoa đợt một vừa tàn) lần này làm sạch cỏ, xới sâu 4-5 cm, kết hợp bón Vôi và vun gốc cho lạc.

Bón thúc vôi lần này giúp cho quả lạc chắc, mẩy đồng thời giúp hạn chế được sâu bệnh hại quả lạc.

7. Tưới nước

Trong vụ xuân sau khi trồng phải tưới đảm bảo độ ẩm đất để hạt nẩy mầm, nếu không đủ độ ẩm, gặp nhiệt độ thấp kéo dài sẽ làm mất sức nẩy mầm của hạt, làm giảm mật độ cây trên đơn vị diện tích. Ngoài ra nếu thời tiết khô hạn phải tưới vào 2 thời kỳ chính, trước khi ra hoa (cây có 6 - 7 lá) và thời kỳ làm quả. Tưới vào rãnh ngập 2/3 luống, để nước ngấm đều rồi tháo cạn.

Phòng trừ một số bệnh chính

Dùng Daconil, Anvil, Bayleton 0,1- 0,3% hoặc zinhep 0,2%,Boocđô phun lần 1 sau mọc 25 - 30 ngày, lần 2 cách lần một 15 - 20 ngày để ngăn ngừa bệnh lá làm rụng lá sớm.

Trong vụ xuân, cần chú ý phòng trừ bệnh héo xanh do vi khuẩn thường gây hại vào cuối vụ khi nhiệt độ, ẩm độ cao. Phun phòng bằng thuốc Starner 20WP, nồng độ sử dụng 18-20g/10 lít nước, khi cây bị bệnh phải nhổ bỏ và thu gom cây bệnh, tránh lây lan.

Bệnh lở cổ rễ phòng ngừa, trị bằng các loại thuốc đặc hiệu như Amistar 250SC, Validacin, Bonanza,...

* Phòng trừ sâu hại chủ yếu

Sâu hại chủ yếu trên lạc là sâu khoang, sâu xanh, rệp. Nên sử dụng các loại thuốc trừ sâu nội hấp như: SHERPA 25EC, Padan 95SP...để phòng trừ. Chú ý cần phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời khi sâu ở tuổi 1 và tuổi 2.

* Thu hoạch và bảo quản

- Chọn ngày nắng ráo để thu hoạch. Thu hoạch khi qủa già chiếm khoảng 80 - 85% số quả trên cây đối với làm thương phẩm.  Lạc để làm giống thu hoạch sớm hơn lạc thương phẩm từ 5 – 7 ngày. Sau khi nhổ, vặt quả, rửa sạch, phơi dưới nắng nhẹ đến khi vỏ lụa tróc ra là được.

- Phơi và bảo quản lạc giống: nhất thiết phải phơi trên nong, nia, sân đất (không phơi trực tiếp trên sân gạch, xi măng). Sau khi phơi phải để nguội sau đó cho vào bao nilon hoặc chum vại đậy kín để nơi khô mát.

BBT