Nhằm kiểm soát, khống chế thành công dịch bệnh Viêm da nổi cục (VDNC) trâu, bò trên địa bàn huyện; bảo đảm áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra, góp phần bảo đảm an toàn thực phẩm, môi trường và ổn định hoạt động chăn nuôi, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật, UBND huyện Yên Thế triển khai kế hoạch phòng chống bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò trên địa bàn huyện giai đoạn 2022 – 2025.
Theo đó nội dung thực hiện, triển khai công tác tuyên truyền, tập huấn về đặc điểm và tính chất nguy hiểm của bệnh VDNC; cách nhận biết gia súc mắc bệnh, nghi mắc bệnh VDNC và biện pháp xử lý, phòng, chống dịch bệnh; vai trò, tầm quan trọng của việc phòng vắc xin VDNC; kế hoạch tiêm vắc xin VDNC cho đàn trâu, bò; các quy định về phòng, chống bệnh VDNC. Thông tin, tuyên truyền về các nội dung phòng, chống bệnh VDNC được thực hiện thường xuyên, liên tục, đặc biệt trước thời điểm dịch bệnh VDNC thường xảy ra, trước mùa phát triển của các yếu tố truyền bệnh VDNC, trước khi triển khai kế hoạch tiêm vắc xin VDNC.
Phòng bệnh bằng vắc xin VDNC cho đối tượng trâu, bò chưa được tiêm vắc xin hoặc đã tiêm nhưng hết thời gian miễn dịch bảo hộ. Theo đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ tiêm phòng cho đàn trâu, bò của các hộ chăn nuôi từ 05 con trở xuống. Đối với các hộ chăn nuôi trên 05 con trâu, bò tự bỏ kinh phí chủ động đăng ký với UBND xã, thị trấn và cơ quan chuyên môn để mua vắc xin tiêm phòng. Hằng năm, tổ chức 01 đợt tiêm phòng chính vào thời điểm tiêm phòng vụ xuân hè; ngoài đợt tiêm chính, các xã, thị trấn rà soát, tổ chức tiêm vắc xin VDNC bổ sung cho đàn trâu, bò chưa được tiêm phòng hoặc đã được tiêm vắc xin VDNC nhưng hết thời gian miễn dịch bảo hộ, đảm bảo tỷ lệ tiêm đạt trên 80% tổng đàn tại thời điểm tiêm phòng.
Đồng thời, thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc tại các cơ sở chăn nuôi. Các xã, thị trấn tổ chức vệ sinh, tiêu độc khử trùng định kỳ tại khu vực chợ, điểm buôn bán, giết mổ trâu, bò và các sản phẩm của trâu, bò; thực hiện các đợt vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường do huyện phát động.
Bên cạnh đó, tổ chức giám sát dịch bệnh và kiểm soát vận chuyển, quản lý giết mổ, tiêu thụ trâu, bò các sản phẩm thịt trâu, bò trên địa bàn. Biện pháp ứng phó, xử lý ổ dịch, chống dịch, quản lý, chăm sóc gia súc bệnh.
Kinh phí thực hiện: năm 2022, ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% kinh phí mua 4.300 liều vắc xin để phòng bệnh VDNC; 100% kinh phí mua 400 lít hóa chất phun vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường phục vụ công tác tiêm phòng và vệ sinh môi trường chăn nuôi. Ngân sách huyện hỗ trợ 50% kinh phí mua 4.300 liều vắc xin để phòng bệnh VDNC; hỗ trợ 100% kinh phí tổ chức hội nghị triển khai, tập huấn kỹ thuật tiêm phòng. Người chăn nuôi chi trả 100% kinh phí công tiêm phòng vắc xin VDNC.
Từ năm 2023 – 2025, căn cứ vào tình hình thực tế và chỉ tiêu phân bổ vắc xin, hóa chất của tỉnh, UBND huyện triển khai thực hiện cho từng năm, bố trí kinh phí để triển khai thực hiện.
Theo https://snnptnt.bacgiang.gov.vn/
- Tập huấn hướng dẫn kỹ thuật canh tác khoai tây theo công nghệ Hàn Quốc (12-11-2024)
- Lấy ý kiến góp ý hoàn thiện hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận logo chỉ dẫn địa lý “Lục Nam” cho sản phẩm quả na dai của huyện Lục Nam (21-10-2024)
- Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (28-08-2024)