Bắc Giang luôn tự hào là một trong những tỉnh có diện tích cây ăn quả lớn nhất miền Bắc với đa dạng các loại cây ăn quả như vải thiều, cam, bưởi, táo… Đặc biệt, cây vải thiều là thương hiệu riêng có của huyện Lục Ngạn với chất lượng thơm ngon, được thị trường trong và ngoài nước yêu thích.
Có lẽ vì thế mà nhu cầu của bà con nông về một loại phân bón phù hợp với giống cây trồng này ngày càng trở lên cấp thiết hơn. Nắm bắt được tình hình đó, năm 2021, Trung tâm Khuyến nông Bắc Giang phối hợp với Công ty TNHH Sumagrow thực hiện mô hình trình diễn phân bón trên cây vải thiều với quy mô 0,4 ha, 70 cây vải 30 năm tuổi, chọn 5 cây vải bón phân thông thường làm đối chứng. Mô hình được thực hiện tại vườn nhà ông Trần Văn Bấm, thôn Phúc Thành, xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn.
Trao đổi với hộ tham gia mô hình, Ông Bấm chia sẻ với hàng trăm hội viên hội nông dân khác về kỹ thuật sử dụng, kinh nghiệm trong việc chăm sóc, sử dụng phân bón Sumagrowcho cây vải. Với lượng phân Sumagrow 23 lít/ha sử dụng 04 lần/năm, thúc lộc thu tháng 8 và tháng 9, thúc quả giai đoạn rụng sinh lý lần 1 và 2. Khi sử dụng phân bón Sumagrow, giữ nguyên lượng phân chuồng và giảm 50% phân bón hóa học thông thường…
Qua 1 năm sử dụng phân bón Sumagrow trên cây vải thiều thấy, cây sinh trưởng khỏe, lá dầy, các đợt lộc ra đều và địa y bám trên thân cây vải không còn, giảm hẳn sâu bệnh hại. Quả phát triển đồng đều, cân đối, năng suất bình quân đạt trên 60kg/cây, đặc biệt, quả ngọt hơn, mã sáng đẹp,vỏ quả dày nên giữ được mã lâu hơn hẳn so với cây đối chứng. Do vậy, vụ vải vừa qua gia đình tôi bán được giá bình quân 20- 22 nghìn đồng/kg, trong khi đó diện tích còn lại chỉ được giá 10-15 nghìn đồng/kg. Từ hiệu quả kinh tế rõ rệt như vậy nên sau khi thu hoạch vải thiều xong, gia đình tôi sẽ sử dụng toàn bộ phân bón Sumagrow trên toàn diện tích 2 mẫu vải thiều của gia đình và một số diện tích cây ăn quả khác như ổi, cam…, ông Bấm cho biết.
Nhờ sự chăm sóc khoa học, sự tư vấn, theo dõi của cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông và Công ty TNHH Sumagrow, cộng với kinh nghiệm lâu năm của mình, ông Trần Văn Bấm đã làm nên những kỷ lục với cây vải thiều như: cây vải cho năng suất cao nhất, không còn quả chàm, quả xanh…
Được biết, phân bón hữu cơ vi sinh cao cấp Sumagrow do Công ty TNHH Sumagrow Việt Nam nhập khẩu nguyên chai từ Mỹ, được Cục Bảo vệ thực vật công nhận tại Quyết định số 2562/QĐ-BVTV-PB ngày 17/9/2019, công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam. Ngoài ra, phân bón hữu cơ vi sinh Sumagrow đã được chứng nhận OMRI Lister (hoàn toàn hữu cơ và được sử dụng trong nông nghiệp hữu cơ). Với ba thành phần chính: nhóm Axit humic (chất hữu cơ 20%), các chủng vi sinh vật hữu ích và thành phần các nguyên tố đa, trung, vi lượng ở dạng dễ tiêu và hoàn toàn tự nhiên rất tốt cho quá trình hấp thu và chuyển hóa của cây trồng.
Ông Ngô Hồng Huyên- Trung tâm Khuyến nông, cán bộ trực tiếp chỉ đạo mô hình cho biết, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Công ty TNHH Sumagrow triển khai trình diễn phân bón trên đối tượng cây ăn quả như vải, na và cam. Hiện, cây vải đã cho thu hoạch, với cam và na đang chuẩn bị vào vụ.
Qua theo dõi, đánh giá cho thấy cây vải quả đẹp, đều; lá cây xanh; chi phí thấp, hiệu quả kinh tế đem lại cao. Để phát huy hết hiệu quả của phân bón hữu cơ vi sinh Sumagrow đối với cây trồng nói chung và cây vải nói riêng,ông Huyên đưa ra khuyến cáo các hộ: Khi sử dụng phân bón Sumagrow phải cách ly với phân hóa học và thuốc trừ sâu bệnh từ 5-7 ngày; tuyệt đối không dùng thuốc trừ cỏ khi dùng phân Sumagrow; giảm 50% lượng phân bón hóa học theo quy trình khi sử dụng Sumagrow đối với cây trồng; nên pha đúng liều lượng trên hướng dẫn và tưới 80% lượng nước đã pha xuống vùng dễ hoạt động và 20% phun lên lá sẽ phát huy tối đa hiệu quả; với những cây yếu, 1 tháng có thể sử dụng một hoặc lần và cây khỏe chu kỳ 2 tháng nên sử dụng một lần.
Đồng thời, đề nghị Công ty TNHH Sumagrow đồng hành, sát cánh cùng bà con nông dân, cung cấp các sản phẩm đảm bảo chất lượng, tư vấn kỹ thuật chăm bón đúng cách cho bà con. Hy vọng rằng mô hình này sẽ được nhân rộng trên khắp địa bàn huyện Lục Ngạn đối với cây vải thiều nói riêng và các loại cây trồng khác nói chung.
Theo http://khuyennongbacgiang.vn/