UBND huyện Tân Yên vừa tổ chức hội nghị tổng kết sản xuất vụ Đông năm 2021 và triển khai nhiệm vụ sản xuất vụ Đông năm 2022 đến các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
Vụ Đông năm 2021 diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh Covid19 tiếp tục diễn
biến phức tạp, giá các loại vật tư phân bón tăng cao cũng như ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo tập trung, quyết liệt của chính quyền
các cấp, sự phối hợp chặt chẽ với các ngành đoàn thể huyện, sản xuất vụ
Đông 2021 đạt được nhiều kết quả tích cực. Giá các loại nông sản vụ Đông cao, ổn định, tiêu thụ thuận lợi. Giá trị sản xuất vụ Đông ước đạt trên 700 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ.
Phát huy những kết quả đạt được, huyện Tân Yên phấn đấu tổng diện tích gieo trồng cây vụ Đông năm 2022 là 3.854 ha. Trong đó, diện tích cây lạc 502 ha, năng suất 27,3 tạ/ha, sản lượng 1.372 tấn; diện tích ngô lai 150 ha, năng suất 39,4 tạ/ha, sản lượng 596 tấn; cây khoai tây 270 ha, năng suất 153,4 tạ/ha, sản lượng 4.142 tấn; khoai lang 229 ha, năng suất 118,3 tạ/ha, sản lượng 2.707 tấn; diện tích rau quả thực phẩm các loại 2.569 ha (trong đó rau quả chế biến 210 ha), năng suất 155,8 tạ/ha, sản lượng 40.035 tấn và cây trồng khác 135 ha.
Tiếp tục duy trì, nhân rộng mô hình sản xuất liên kết theo chuỗi gồm ngô
ngọt, khoai tây; xây dựng mới 2-3 mô hình tích tụ đất sản xuất rau an toàn,
khoai tây theo chuỗi liên kết, quy mô từ 7 ha/mô hình trở lên.
Mỗi xã, thị trấn xây dựng mới ít nhất 1 vùng sản xuất tập trung rau quả chế biến từ 1-2 ha/vùng, rau quả thực phẩm từ 5 ha/vùng sản xuất đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm, có hợp đồng liên kết, tiêu thụ sản phẩm. Có 100% diện tích rau quả thực phẩm sản xuất tập trung được sản xuất theo quy trình VietGAP.
Để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất vụ Đông 2022, UBND huyện đề ra 5 nhóm giải pháp thực hiện như tăng cường công tác chỉ đạo và đẩy mạnh tuyên truyền cơ chế, chính sách hỗtrợ sản xuất nông nghiệp của tỉnh, huyện; hỗ trợ nhân rộng mô hình, Dự án phát triển sản xuất theo chuỗi liên kết đối với sản phẩm rau quả thực phẩm; chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất, kết
nối, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp huyện.
Xây dựng cơ cấu giống và thời vụ gieo trồng cho từng loại cây trồng. Đẩy mạnh công tác tập huấn chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, sản xuất theo quy trình VietGAP đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm.
Đồng thời, tăng cường khâu nối, chủ động gặp gỡ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vào địa bàn liên kết tổ chức sản xuất tiêu thụ sản phẩm cho nông dân; kịp thời định hướng, chỉ đạo nông dân sản xuất sản phẩm có thị trường tiêu thụ ổn định. Đẩy mạnh liên kết sản xuất theo tổ, nhóm, củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã sản xuất và dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn. Tuyên truyền, giới thiệu các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, các sản
phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn chất lượng VietGAP, GlobalGAP; hướng dẫn
các tổ chức, cá nhân đưa sản phẩm nông sản lên sàn thương mại điện tử.
Theo http://khuyennongbacgiang.vn/
- Tập huấn hướng dẫn kỹ thuật canh tác khoai tây theo công nghệ Hàn Quốc (12-11-2024)
- Lấy ý kiến góp ý hoàn thiện hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận logo chỉ dẫn địa lý “Lục Nam” cho sản phẩm quả na dai của huyện Lục Nam (21-10-2024)
- Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (28-08-2024)