Theo anh Nguyễn Huỳnh Nghiệp, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, để vườn quýt hơn 1ha của gia đình anh ra trái đúng vụ Tết Nguyên đán 2020, thì từ khoảng tháng 3, anh đã phải xử lí ra hoa.
Thời điểm này, tức chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến tết, anh Nghiệp đã bón xong lần 1 của đợt bón phân nuôi trái cho vườn nhà. Anh Nghiệp cho biết, anh chọn dòng phân bón chuyên dùng cho giai đoạn nuôi trái, có tỉ lệ Kali cao và bổ sung đầy đủ các chất trung, vi lượng nên đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cây giai đoạn này.
Hầu hết các nông dân đều hiểu rõ, với mùa vụ tết, năng suất là điều cần, nhưng chất lượng và mẫu mã mới là yếu tố quyết định. Và việc nhà nông chọn những sản phẩm phân bón NPK chuyên dùng với tỉ lệ cân đối giữa đa, trung và vi lượng cho giai đoạn nuôi trái sẽ giúp vườn cây đạt cả 2 tiêu chí trên.
Riêng với cây bưởi da xanh, theo các nhà vườn, giá bưởi da xanh bán trong dịp tết không chênh lệnh nhiều so với các thời điểm khác trong năm. Vì vậy, người trồng bưởi đã dùng kỹ thuật rải vụ, thay vì chú trọng tập trung ra trái vào dịp vụ tết như trước đây, điều này giúp các nhà vườn có nguồn thu nhập ổn định quanh năm từ cây bưởi hơn.
Với nhà vườn ở miền Đông Nam Bộ, mỗi năm bà con cung cấp từ 40-50 kg phân chuồng cho mỗi gốc bưởi, cộng với đó là phân hữu cơ vi sinh, bón vào đầu mùa mưa.
Theo các nhà khoa học, các công thức phân bón với thành phần tỉ lệ 1:1:1 rất phù hợp với vườn cây có múi, đặc biệt là cây bưởi da xanh, nông dân có thể sử dụng NPK Đầu Trâu 16-16-16+TE ngoài hàm lượng đạm, lân, kali cân đối còn được bổ sung các chất trung, vi lượng như canxi, magie, và đặc biệt là kẽm thông minh – Smart Zinc sẽ phù hợp với các giai đoạn trái, góp phần khắc phục hiện tượng khô đầu múi, sượng múi ở cây bưởi và cho mẫu mã trái đẹp hơn, bán được giá cao hơn, đặc biệt là trong vụ tết.
Theo khuyến cáo từ nhà khoa học, cây ăn trái có 3 thời kỳ cần bón phân, đó là thời kỳ sau thu hoạch, chuẩn bị ra hoa và thời kỳ phát triển trái. Nếu không hiểu rõ bản chất của từng thời kỳ thì khó mà bón đúng, bón đủ phân cho vườn cây.
Riêng đối với thời kỳ phát triển trái, có thể chia làm 3 giai đoạn nhỏ:
+ Giai đoạn sau đậu trái: Thường khoảng 1 tháng đầu sau đậu trái, lúc này trái lớn rất chậm nên không cần nhiều dinh dưỡng, tuy nhiên cũng không thể thiếu vì dễ gây rụng trái. Nếu có điều kiện nên sử dụng phân bón lá kết hợp với phân bón gốc có tỷ lệ NPK là 1:1:1.
+ Giai đoạn trái phát triển nhanh cần nhiều dinh dưỡng. Với những cây có trái ra tận đầu cùng của cành như nhãn, chôm chôm, xoài thì nên sử dụng tỉ lệ NPK là 1:1:1. Với những cây có quả nơi nách lá, cành, thân như cây có múi (bưởi, cam, quýt), mít, sầu riêng, dâu… thì hạn chế cây sinh đọt và lá mới nên cần tăng tỉ lệ Kali, và thành phần NPK nên là 2:1:3 hoặc 3:1:4. Cần chú ý, với những cây có giai đoạn sinh trưởng này ngắn (như nhãn) có thể chỉ bón 1 lần, nhưng những cây có thời gian giai đoạn này dài như cây có múi thì cần chia làm 2 - 3 lần bón.
+ Thời kỳ trái trưởng thành, bước vào giai đoạn chín, cần bón đủ Kali thì trái mới đẹp, có chất lượng cao. Tỉ lệ NPK lúc này thường là 2:1:3, bà con có thể tham khảo sản phẩm Đầu Trâu Nuôi Trái với công thức NPK là 14-7-21.
Với mùa vụ tết 2020, yếu tố mẫu mã trái cây được đặt lên hàng đầu nên các nhà khoa học khuyến cáo bà con sử dụng phân bón Đầu Trâu Nuôi Trái bón cho vườn cây ăn trái. Dòng phân bón này có tỉ lệ NPK 2:1:3 phù hợp giai đoạn cây nuôi trái. Trong đó, thành phần kali sử dụng là 100% kali sunphats sẽ giúp cho trái đẹp và chất lượng hơn. Liều lượng bón từ 500g-1kg/gốc. Thời gian bón: 1-2 lần, tùy vào loại cây và độ tuổi của cây.
Theo: nongnghiep.vn
Tin liên quan:
- Màng bọc thực phẩm “Yummy Plastic” từ vỏ trái cây (01-07-2024)
- Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn bắt đầu từ 1/7/2025 (14-06-2024)
- Từ hộp sữa gạo nghĩ về hướng đi cho lúa Japonica (20-06-2024)