Tại các tỉnh Bắc bộ, sâu cuốn lá nhỏ non hại chủ yếu trên những diện tích lúa xanh tốt, bón thừa đạm chưa được phun trừ, phun kém hiệu quả, phun xong gặp mưa.
Trên lúa
Sâu đục thân 2 chấm: sâu non gây bông bạc trên trà lúa trỗ muộn. Rầy nâu-rầy lưng trắng gây hại diện rộng trên các trà lúa mùa muộn. Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn gây hại tăng trên các giống nhiễm. Chuột, bọ xít dài, bệnh khô vằn, đạo ôn cổ bông, bệnh vàng lụi, lúa cỏ... tiếp tục hại.
Chuột tiếp tục gây hại. Bệnh khô vằn hại nặng trên các chân ruộng bón thừa đạm. Bệnh bạc lá vi khuẩn, bệnh đen lép hạt gây hại trong điều kiện thời tiết mưa bão, đặc biệt trên các chân đất hẩu, lầy thụt, diện tích bón phân không cân đối.
Rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh khô vằn, đen lép hạt... gây hại trên lúa Mùa muộn, lúa vụ 3 giai đoạn trỗ đến chín. Bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông hại ở giai đoạn đẻ nhánh, đòng trỗ và chín. Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân... gây hại trên lúa vụ 3, lúa Mùa ở giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trỗ.
Rầy nâu phổ biến tuổi 5, trưởng thành, dự báo sẽ có đợt rầy di trú từ 19 - 26/9. Bệnh đạo ôn phát triển tăng ở giai đoạn đẻ nhánh – đòng trỗ. Đặc biệt thời tiết nắng mưa xen kẽ như hiện nay rất thích hợp cho bệnh đạo ôn gia tăng diện tích nhiễm.
Tin liên quan:
- Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất lúa chét đối với các vùng bị ngập lụt sau thiên tai tại các tỉnh phía Bắc (21-10-2024)
- Kiểm tra mô hình sản xuất lúa ứng dụng mạ khay – máy cấy kết hợp với sơ chế và liên kết tiêu thụ sản phẩm Nếp cái hoa vàng tại huyện Hiệp Hòa (02-08-2024)
- Sở Nông nghiệp và PTNT: Chủ động phòng trừ sâu bệnh gây hại trên cây lúa vụ Chiêm Xuân (06-05-2024)