Thực ra lâu nay đã râm ran thông tin về việc làm giả các giống lúa chất lượng cao ở khu vực ĐBSCL. Trong 2 năm 2015 - 2016, công an đã kết hợp hợp với thanh tra ngành NN-PTNT một số tỉnh triệt phá...
Tháng 3/2018, Công an TP Cần Thơ phát hiện lò sấy lúa của ông Ngô Hữu Phát (khu vực Thới Bình 2, phường Thuận An, Thốt Nốt) có hành vi SX lúa giống Đài Thơm 8, OM 5451, Nàng Hoa 9 và RVT-ST… không có chứng nhận công nhận về SX lúa giống, không có giấy phép SX. Đây là trường hợp ngang nhiên vi phạm bản quyền SX giống lúa.
Thực ra lâu nay đã râm ran thông tin về việc làm giả các giống lúa chất lượng cao ở khu vực ĐBSCL. Trong 2 năm 2015 - 2016, công an đã kết hợp hợp với thanh tra ngành NN-PTNT một số tỉnh triệt phá nhiều tụ điểm làm giả các giống lúa RVT (bản quyền của Cty CP Giống cây trồng Trung ương), Đài Thơm 8 (bản quyền của Cty CP Giống cây trồng miền Nam- SSC), giống lúa Nàng Hoa 9. Ngoài ra, giống OM 5451 thuộc sở hữu của Tập đoàn Lộc Trời cũng từng bị làm giả.
Cách làm giả giống chủ yếu tập trung ở hai hình thức: (Lấy giống Đài Thơm 8 phân tích để dễ hiểu).
Hình thức thứ nhất: Một số cá nhân, Cty giống mua lúa Đài Thơm 8 thương phẩm, tức là lúa thịt ngoài đồng nông dân gieo cấy để lấy gạo ăn, sau đó đóng bao bì với các tên gọi như: Đài Thơm 8, ĐT8, ĐThơm 8… để bán với mức giá giống. Hiểu đơn giản, lúa trong bao là giống Đài Thơm 8 xịn, nhưng chưa đủ tiêu chuẩn làm giống (không đủ độ thuần giống, chưa được kiểm nghiệm độ ẩm, này mầm, dán tem nhãn... theo quy định của Pháp lệnh Giống cây trồng).
Ngay từ đầu vụ mua giống Đài Thơm 8 xác nhận, hợp đồng với nông dân dưới danh nghĩa liên kết SX lúa thịt, cuối vụ thu mua để XK nhưng đem về đóng gói bao bì lúa giống. Bên ngoài đề rõ là giống Đài Thơm 8, nhưng tên đơn vị SX ghi mập mờ, có địa chỉ nhưng không cụ thể, không có số điện thoại hoặc chỉ có số điện thoại di động. Nếu xảy ra sự cố gì, nông dân gọi vào thì chủ thuê bao không trả lời, có liên quan pháp luật thì họ vô can.
Sau đó, các đối tượng bí mật liên hệ với những người cần mua giống Đài Thơm 8 về SX, bán với giá rẻ hơn giống Đài Thơm 8 mang thương hiệu SSC để kiếm lời. Hình thức vi phạm này là hiện tượng "cầm nhầm" bản quyền giống, nói khác đi là SX giống khi chưa được sự cho phép của DN sở hữu bản quyền giống, mà cụ thể ở đây là SSC.
Hình thức thứ hai: Các Cty lương thực tổ chức bao tiêu, thu mua lại cho nông dân nhưng vẫn dùng lúa thịt thu mua từ nông dân hoặc tự SX để làm giống. Các Cty này, trên bao bì thường hay sử dụng “Lúa nguyên liệu”, “Lúa lương thực” để dễ dàng qua mắt cơ quan chức năng.
Cả hai hình thức vi phạm trên, đối tượng vi phạm hoạt động mang tính chất lén lút, "bán công khai". Đương nhiên hàng hóa vi phạm, ở đây là giống lúa Đài Thơm 8 đều không đảm bảo chất lượng giống (độ lẫn, tính đúng giống), không đảm bảo độ nảy mầm vì không được cơ quan có thẩm quyền kiểm nghiệm chất lượng một cách nghiêm ngặt. Hậu quả cuối cùng xét về mặt vi mô thì 2 đối tượng: Đơn vị có bản quyền giống, nông dân là những người chịu thiệt thòi nhất.
Xét về mặt vĩ mô: Điều này không những làm xáo trộn những giá trị văn hóa mà còn làm ảnh hưởng đến giá trị thật của hạt gạo Việt Nam trên trường quốc tế.
Theo Cty Lương thực có lượng XK lớn tại ĐBSCL, nếu không dẹp bỏ được tình hình sử dụng giống giả lan tràn như hiện nay thì việc nỗ lực xây dựng thương hiệu gạo mới như Đài Thơm 8 ra thị trường nước ngoài là điều rất khó. Và khi thương hiệu tạo được tiếng vang thì phải ngậm ngùi rút lui vì không đáp ứng yêu cầu của thị trường XK. Doanh nghiệp XK gạo phải chịu quá nhiều rủi ro nếu không chấn chỉnh công tác giống lúa trong nước...
Tại lò sấy lúa của ông Ngô Hữu Phát, lực lượng công an đã thu giữ hơn 58,25 tấn lúa giống Đài Thơm 8, OM 5451, Nàng Hoa 9 đã đóng bao thành phẩm có nhãn hiệu nhái các công ty lúa giống khác và gần 800 tấn lúa nguyên liệu dùng làm giống các loại...
Ông Ngô Hữu Phát thừa nhận, lúa nguyên liệu dùng để SX lúa giống được doanh nghiệp thu mua ngoài thị trường, tức là mua lúa thịt không đủ tiêu chuẩn làm giống với giá từ 6.000 - 6.500 đồng/kg về đóng bao bán lúa giống. Sau khi sơ chế, đóng bao bì, lấy thương hiệu lúa giống của các cơ sở SX lúa giống có đăng ký quyền bảo hộ bán lại cho nông dân với giá từ 13.000 - 15.000 đồng/kg. Nghĩa là, mỗi kg lúa giống giả, cơ sở này bán chênh lệch lãi từ 6.000 - 7.000 đồng, một mức siêu lời.
Theo nongnghiep.vn
Tin liên quan:
- Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất lúa chét đối với các vùng bị ngập lụt sau thiên tai tại các tỉnh phía Bắc (21-10-2024)
- Kiểm tra mô hình sản xuất lúa ứng dụng mạ khay – máy cấy kết hợp với sơ chế và liên kết tiêu thụ sản phẩm Nếp cái hoa vàng tại huyện Hiệp Hòa (02-08-2024)
- Sở Nông nghiệp và PTNT: Chủ động phòng trừ sâu bệnh gây hại trên cây lúa vụ Chiêm Xuân (06-05-2024)