Phương pháp trồng cây cảnh thủy canh là kỹ thuật trồng đang rất được ưa chuộng hiện nay bởi nó không chỉ tiện dụng mà còn đảm bảo tính thẩm mỹ cao, tạo nên những bình cây cảnh thủy tinh màu sắc bắt mắt, sinh động, là điểm nhấn ấn tượng cho gian phòng.

            Trồng cây cảnh thủy canh phù hợp với rất nhiều loại cây trồng, có thể kể đến như: Cây bạch mã hoàng tử, hoa hồng môn, cây đại phú, cây hoàng ngọc, cây kim tiền, cây phú quý, cây thanh xuân, cây vạn lộc, … Kỹ thuật trồng cây thủy canh đang ngày càng được ưa chuộng bởi nó tạo điểm nhấn ấn tượng, sang trọng cho không gianngôi nhà bạn, chăm sóc đơn giản.

1. Các nguyên tố cần thiết cho dung dịch Thủy canh

            Cây cần 13 nguyên tố cần thiết để tăng trưởng và phát triển. Nếu thiếu những chất dinh dưỡng này, cây không thể hoàn thành chu kỳ sống và vai trò của chúng trong sự tăng trưởng của cây không thể thay thế bằng bất cứ thành phần nào khác. Mười ba nguyên tố cần thiết này được chia thành các thành phần đa lượng (cần lượng tương đối nhiều) và các thành phần vi lượng (cần lượng rất nhỏ).

            Các thành phần đa lượng là carbon (C), hydrogen (H), oxygen (O), nitrogen (N), phosphor (P), kalium (K), calcium (Ca), magnesium (Mg), và lưu huỳnh (S).

            Các thành phần vi lượng là sắt (Fe), chlor (Cl), bor (B), mangan (Mn), đồng (Cu), kẽm (Zn), molybden (Mo), và nickel (Ni).

            Tất cả các thành phần dinh dưỡng cần thiết được cung cấp cho cây thủy canh ở dạng dung dịch, chứa phân bón tan trong nước. Người trồng cây thủy canh cần phải có kiến thức tốt về dinh dưỡng thực vật, việc xử lý dịch dinh dưỡng là yếu tố then chốt đối với sự thành công của thủy canh.

            Các phương pháp thủy canh cho phép người trồng kiểm soát các thành phần cần thiết bằng cách điều chỉnh hay thay đổi dịch dinh dưỡng cho phù hợp với từng giai đoạn tăng trưởng của cây và cung cấp chúng với một lượng cân bằng. Các chất dinh dưỡng hiện diện ở dạng ion trong dung dịch, cây không cần phải tìm kiếm hay “cạnh tranh” chất dinh dưỡng như khi chúng được trồng trong đất, do đó cây thủy canh trưởng thành sớm hơn nhiều. Việc tối ưu hoá điều kiện dinh dưỡng trong hệ thống thủy canh cũng dễ hơn nhiều so với trong đất.

            Kiểm soát không chính xác dịch dinh dưỡng trong nuôi cấy thủy canh có thể ảnh hưởng không tốt đến cây và dẫn tới thất bại. Vì vậy, hệ thống thủy canh phụ thuộc lớn vào việc kiểm soát nghiêm ngặt dịch dinh dưỡng được sử dụng. Phải điều chỉnh cẩn thận độ pH, nhiệt độ, độ dẫn điện của dịch dinh dưỡng và thay thế khi cần thiết.

2. Quy trình trồng cây thủy canh

            *Chuẩn bị

            Có thể trồng trong thùng xốp để ngoài ban công hay trồng cây bằng bình thủy tinh để tại phòng làm việc. Việc chuẩn bị dụng cụ gieo trồng cũng khá đơn giản, bao gồm:

            - Thùng xốp hoặc bình thủy tinh

            - Gía thể mùn dừa, trấu hun hoặc bã nấm ủ mục

            - Rọnhựa trồng cây

            - Dung dịch thủy canh

            *Các bước trồng cây   

            Với mỗi loại cây cảnh có thể ươm trước, trồng cho cây hoa lớn trong đất hoặc giá thể trong thùng xốp để cây ra rễ đẹp rồi mới chuyển sang trồng thủy canh trong lọ thủy tinh hoặc thùng xốp để cây hoa phát triển tốt hơn, thân cây cứng hơn.

            - Dùng nước rửa sạch rễ cây hoa. Loại bỏ phần rễ bị hỏng, chỉ giữ lại rễ chính và rễ khỏe.

            - Đặt cây cảnh vào rọ nhựa trồng cây, cho giá thể vào để giữ cây không bị đổ, cho cây trồng trên rọ nhựa vào trong bình nước thủy tinh hoặc các thùng xốp có nắp đã đục lỗ để giữ cho rọ trồng cây không chạm đáy thùng xốp.

            - Cung cấp nước và một ít dung dịch dinh dưỡng thủy canh để cung cấp dưỡng chất cho cây

            - Sau khoảng 15 ngày, khi thấy rễ cây phát triển đều, thân cây cứng hơn thì có thể bổ sung thêm dung dịch dinh dưỡng cho cây.

            *Hướng dẫn chăm sóc cây cảnh thủy canh

            Thay nước đều đặn và cung cấp nước sạch cho cây để cây không bị nhiễm các tạp chất độc hại. Nếu sử dụng nước máy để tưới thì cần phơi nước ra nắng để loại bỏ clo dư, sau đó cho nước vào bình.

            Thay nước cho cây thường xuyên hơn trong mùa hè (khoảng 5-7 ngày 1 lần ) để nước luôn sạch trong, đảm bảo tính thẩm mỹ cao và tốt cho sự phát triển của cây trồng. Nếu trong mùa lạnh thì khoảng 7 - 10 ngày thay 1 lần.

            Vệ sinh, rửa sạch chậu, bình thủy tinh

            Cắt tỉa, loại bỏ những rễ cây bị hỏng, những lá cây bị héo úa. Nên rửa sạch rễ và lá để rễ cây hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Chú ý rửa nhẹ nhàng, không vò quá mạnh sẽ khiến rễ cây dễ bị đứt.

                        Nên để bình cây tại nơi thông thoáng, có thể đặt gần cửa sổ để cây dễ quang hợp

            Khi cây có lá vàng nên ngắt bỏ những lá vàng để tránh lá rơi rụng vào bình trồng làm đục, bẩn nguồn nước.

            Sau khi thay nước và cắt tỉa cho cây đặt cây vào bình, pha dung dịch thủy canh cùng nước theo nồng độ phù hợp theo hướng dẫn. Nên dùng loại chuyên dụng  cho trồng cây cảnh thủy canh để cây phát triển xanh tốt. Đổ dung dịch vừa đủ ngập cổ rễ cây, không cần đổ quá ngập vì có thể khiến rễ cây  bị ngạt thở, ngập úng.

*Kiểm tra và pha chế dung dịch

Bước 1. Kiểm tra dung dịch đầu vào

Kiểm tra nồng động pH trong nước, dung dịch đầu vào có đủ đảm bảo an toàn theo quy định, hạn sử dụng…sau đó thực hiện bước 2.

Bước 2. Pha chế dung dịch theo tỷ lệ đã định

 

TT

Cây và giai đoạn trồng

Nồng độ dinh dưỡng

(ppm)

Tỷ lệ pha

 

Ghi chú

I

Cây Bạch mã Hoàng tử

 

 

 

1

Giai đoạn mới trồng

(1-15 ngày)

Không cho dinh dưỡng

 

 

2

Giai đoạn 15 – 45 ngày

300 – 500 ppm

10 ml + 5 lít nước

(1/500)

 

3

Giai đoạn sau 45 ngày

500 – 700 ppm

10 ml + 4 lít nước

(1/400)

 

II

Cây Phú Qúy

 

 

 

1

Giai đoạn mới trồng (1-15 ngày)

Không cho dinh dưỡng

 

 

2

Giai đoạn 15 – 45 ngày

300 – 500 ppm

10 ml + 5 lít nước

(1/500)

 

3

Giai đoạn sau 45 ngày

700 – 900 ppm

10 ml + 3 lít nước

(1/300)

 

III

Cây Thảo lan chi

 

 

 

1

Giai đoạn mới trồng

(1-15 ngày)

Không cho dinh dưỡng

 

 

2

Giai đoạn 15 – 45 ngày

300 – 500 ppm

10 ml + 5 lít nước

(1/500)

 

3

Giai đoạn phát triển

( Ra hoa)

500 – 700 ppm

10 ml + 4 lít nước

(1/400)

 

IV

Cây Bạch mã Hoàng tử

 

 

 

1

Từ 1-15 ngày

Không cho dinh dưỡng

 

 

2

Từ 15 – 45 ngày

300 – 500 ppm

10 ml + 5 lít nước

(1/500)

 

3

Từ 45 – 75 ngày

500 – 700 ppm

10 ml + 4 lít nước

(1/400)

 

4

Từ 75 – 105 ngày

500 – 700 ppm

10 ml + 4 lít nước

(1/400)

 

V

Cây Phú Qúy

 

 

 

1

Từ 1-15 ngày

Không cho dinh dưỡng

 

 

2

Từ 15 – 45 ngày

300 – 500 ppm

10 ml + 5 lít nước

(1/500)

 

3

Từ 45 – 75 ngày

500 – 700 ppm

10 ml + 4 lít nước

(1/400)

 

4

Từ 75 – 105 ngày

700 – 900 ppm

10 ml + 3 lít nước

(1/300)

 

VI

Cây Thảo lan chi

 

 

 

1

Từ 1-15 ngày

Không cho dinh dưỡng

 

 

2

Từ 15 – 45 ngày

300 – 500 ppm

10 ml + 5 lít nước

(1/500)

 

3

Từ 45 – 75 ngày

500 – 700 ppm

10 ml + 4 lít nước

(1/400)

 

4

Từ 75 – 105 ngày

700 – 900 ppm

10 ml + 3 lít nước

(1/300)

 

 

ĐT t/h