Hình ảnh: nho chuẩn bị thu hoạch

Sau khi đã tạo xong được bộ cành hoàn chỉnh, cây nho bắt đầu bước vào giai đoạn kinh doanh. Chỉ nên thu hoạch 2 vụ/ năm.

1. Bón phân

- Chỉ sử dụng các loại phân bón và chất phụ gia có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.

- Chỉ sử dụng phân hữu cơ đã được ủ hoai mục.

- Các dụng cụ để bón phân sau khi sử dụng phải được vệ sinh sạch sẽ.

- Khu vực chứa phân bón và để trang thiết bị phục vụ phối trộn phân bón, chất phụ gia cần được xây dựng và bảo dưỡng để đảm bảo giảm nguy cơ gây ô nhiễm vùng sản xuất và nguồn nước.

- Lượng phân bón thích hợp cho giống nho NH01-152 là 20 tấn phân chuồng (đã được ủ hoai mục)650 kg Urê; 1000 kg Supe Lân; 500 kg KCl/ha/vụ.

+ Bón lót: trước cắt cành từ 10 -15 ngày, 100% lượng phân chuồng + phân lân, 40% kali và 40% đạm.

+ Bón thúc:

- Thúc lần 1: sau cắt cành 15-20 ngày, bón:  bón  10% đạm + 5% kali  

- Thúc lần 2: sau cắt cành 45 ngày, bón: 40% đạm + 10% kali

- Thúc lần 3: sau cắt cành 70-80 ngày (quả bắt đầu chín bói), bón: 10% đạm + 45% kali.

2. Cắt cành

- Dụng cụ cắt cành là kéo cắt chuyên dùng, người thực hiện cắt cành phải được huấn luyện kỹ, có kinh nghiệm và cẩn thận.

- Vị trí chỗ cắt là cành bắt đầu hóa gỗ, màu vàng mỡ gà “bánh tẻ” là thích hợp nhất. Cành cắt có độ dài 6-8 đốt, khoảng 35-50 cm, có ít nhất 2-3 mắt khỏe, có khả năng nảy chồi, cho chùm hoa to.

- Tuổi cành cắt là cành 8 tháng tuổi đối với vụ Đông Xuân, cành 4 tháng tuổi đối với các vụ khác. Khi cần loại bỏ cành già để tạo cành mới thì cắt sâu vào cành 12 tháng tuổi áp dụng cho vụ Đông Xuân. Mật độ đầu cành cắt từ 8-10 cành/m2.

- Cắt cành đến đâu vặt sạch lá, tua cuốn đến đó và chuyển ra khỏi giàn nho. Sau khi cắt xong phải kiểm tra lại để loại bỏ những cành không mong muốn để giàn nho sinh trưởng đều, ra hoa đồng loạt.

- Sau khi cắt cành phải phun rửa cành bằng thuốc trừ rệp sáp và trừ nấm bệnh trên cành bảo đảm cho cây nho sinh trưởng an toàn không cho sâu bệnh lây lan.  

- Vụ Đông Xuân (tháng 12-2 dương lịch), cắt cành tháng 12-2 thu hoạch tháng 5-6 dương lịch.

- Vụ Hè Thu (tháng 8-9 dương lịch), cắt cành tháng 8-9, thu hoạch tháng 11-12 dương lịch.

- Nên cắt cành vào ngày nắng ấm, nhiệt độ từ 22- 25oC.

3. Buộc cành, ngăt bỏ mầm nách, tua cuốn

Ngay sau khi cắt cành, phải thực hiện một số công việc sau:

+ Cột và phân chia các cành đã được cắt đều xung quanh gốc nho.

+ Ngắt bỏ những chồi phía trong cành, những chồi phát triển yếu, không ra hoa để tập trung dinh dưỡng cho những chồi ra hoa.

+ Khi các cành mới đã xuất hiện dài khoảng 40-50 cm, phải ngắt bỏ toàn bộ mầm nách, tua cuốn và buộc lại cành. Giai đoạn này cần phải tiến hành 2 đợt/vụ.

4. Tỉa quả nho

+ Đối với những chùm to, cần tỉa bỏ những trái nhỏ, những trái nằm sâu trong chùm, tỉa thưa đều trên chùm.

5. Tưới và tiêu nước

+ Giai đoạn từ khi nở hoa xong đến khi nho bắt đầu chín bói không để cho đất thiếu ẩm.

+ Giai đoạn từ trắng trái đến chín hoàn toàn, giảm dần lượng nước tưới.

+ Khi tưới xong khoảng 1-2 giờ nước rút hết là vừa, không để nước đọng sang ngày hôm sau. Trời mưa tìm cách thoát nước càng nhanh càng tốt.

+ Nước tưới nho phải đảm bảo tiêu chuẩn

BBT