Hình ành: Quả vải được sấy bằng nhiệt lò hơi

Bắc Giang là tỉnh có sản lượng vải thiều lớn nhất cả nước. Vải thiều là đặc sản của tỉnh Bắc Giang mang lại giá trị cao cho người nông dân và góp phần tạo an sinh xã hội và ốn định đời sống cho người dân địa phương.

Theo báo cáo của ƯBND tỉnh, năm 2022, tống diện tích vải thiều toàn tỉnh là 28.300 ha, sản lượng đạt 199.500 tấn quả tươi, giá trị đạt 4.411 tỷ đồng (tổng giá trị từ vải thiều và các dịch vụ phụ trợ ước đạt 6.785 tỷ đồng). Vải thiều góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Vải thiều là một trong những sản phẩm nông nghiệp hàng hoá chú lực góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Vải thiều là loại cây ăn quả quý có giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng cao, được coi là vua trái cây ở các nước nhiệt đói. ở nước ta cây vải đưọ'c coi là cây chủ lực trong vườn và vải quả được xếp vào danh mục đặc sản thiên nhiên nổi tiếng của Việt Nam. Sản phẩm vải quả của nước ta được tiêu thụ dưới dạng quả tươi và vải sấy khô là chủ yếu. Vải là loại quả có thời gian thu hoạch rất ngắn (35-40 ngày), dễ bị hư hỏng bởi thời tiết nắng nóng trong vụ thu hoạch đã tạo ra áp lực tiêu thụ rất lớn đặc biệt vào đỉnh vụ, khối lưọng sản phẩm lớn, gây ứ dọng, giá bán rất thấp đã gây thiệt hại nhiều cho nông dân.

Vì vậy, để giảm tổn thất vải quả sau thu hoạch, một trong những biện pháp có hiệu quả mà các hộ nông dân vùng trồng vải đã và đang thực hiện là sấy khô để kéo dài thời gian bảo quản, sau đó lựa chọn thời điểm và thị trường thích hợp để tiêu thụ. Thực tế hiện nay, phần lớn vải quả vẫn được làm khô trong hang ngàn lò sấy thủ công do các hộ nông dân tự xây dựng nên chất lượng sản phẩm không cao và không ổn định, nhiều mẻ sấy có chất lượng rất kém không tiêu thụ được và cũng có nhiều lô hàng xuất khẩu do không đạt tiêu chuẩn chất lượng phải trả về hoặc chịu chấp nhận giá bán thấp gây thiệt hại rất lớn cho người sản xuất. Vì vậy, việc nghiên cứu thiết kế hệ thống sấy vải quả phù họp nhằm tạo ra sản phẩm sấy có chất lượng cao với giá thành chế tạo và chi phí sấy thấp là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn rất lớn và cũng là nhu cầu cấp thiết để ổn định và phát triển cây vải trong giai đoạn hiện nay.

Trong quá trình triển khai thực nghiệm mô hình công nghệ sấy quả vải thiều bằng nhiệt gián tiếp từ lò hơi tại Công ty CP Chế biến xuất nhập khẩu nông sản Lục Ngạn. Cơ quan chủ trì, chủ nhiệm đề tài đã tiến hành đánh giá, tống họp lại thành quy trình kỹ thuật sấy quả vải thiều bằng nhiệt gián tiếp từ lò hơi phù hợp với điều kiện tại địa phương.

BBT