Ngày 1 tháng 3 năm 2017, Ban chỉ đạo phòng chống dịch ở người của tỉnh mở Hội nghị triển khai công tác phòng, chống dịch Cúm A(H7N9) trên địa bàn tỉnh Bắc Giang do Ông Ong Thế Viên, Giám đốc Sở Y tế, Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống dịch ở người của tỉnh chủ trì.
 
Hội nghị đã nêu rõ đến ngày 20/2/2017, nước ta chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do cúm A/H7N9. Tuy nhiên, đáng quan gại là đã ghi nhận các ổ dịch tại các ổ dich tại  các tỉnh sát biên giới với Việt Nam như Quảng Tây, Vân Nam và Quảng Đông. Nguy cơ dịch có thể xâm nhập vào Việt Nam cũng như có khả năng bùng phát thành dịch lớn tại cộng đồng nếu không chủ đọng triển khai các biện pháp phòng chống dịch do:
 
-  Dịch bệnh tăng nhanh ở Trung Quốc cả về số mắc, số tử vong và các lan ra các vùng địa lý mới. Đặc biệt đã ghi nhận các ổ dich tại các tỉnh sát biên với với Việt Nam như Quảng Tây, Vân Nam và Quảng Đông.
 
- Thời tiết giao mùa là điều kiện thuận lợi cho các bệnh đường hô hấp và dịch Cún gia cầm lây lan và bùng phát.
 
-  Nguồn lây bệnh vẫn chư được xác định rõ ràng, chưa xác đinh được các yếu tố dịch tể liên quan giữa các trường hợp mắc bệnh. Nhưng phần lớn người mắc bệnh có tiểu sử tiếp xúc và sử dụng các sản phẩm gia cầm.
 
- Vi rút cúm A/H7N9 không gây bệnh và không gây chết gia cầm vì vậy rất khó phát hiện gia cầm nhiễm vi rút.
 
- Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các biện pháp phòng bệnh hiện nay chủ yếu dựa vào vệ sinh cá nhân và ngăn ngừa lây truyền tại cộng đồng.
 
 Hội nghị cũng thông qua Kế hoạch hành động phòng, chống  cúm A(H7N9) ở người của Ngành Y tế, trong đó có các hoạt động chính khi chưa có trường hợp mắc bệnh trên người: Phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh Cúm A(H7N9) đâu tiên xâm nhập vào tỉnh Bắc Giang hoặc xuất hiện ngay tại cộng đồng dân cư của tỉnh để xả lý triện để, tránh lây lan rộng ra cộng đồng:
 
-  Kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống dịch và các tiểu ban chuyên môn của ngành Y tế và của các đơn vị. xây dựng kế hoạch hành động phòng, chống dịch Cúm A(H7N9) ở người của ngành Y tế; Chỉ đạo triển khai các hoạt động phòng, chống dịch tại các đơn vị y tế, phòng Y tế và các đơn vị có liên quan trên đia bàn toàn tỉnh.
 
- Tăng cường các hoạt động truyền thông, khuyến cáo phòng, chống dich tại cộng đồng. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền kịp thời cung cấp thông tin để người dân không hoang mang lo lắng, thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh.
 
- Chủ động giám sát phát hiện các trường hợp bệnh, tăng cường giám sát tại các khu vực có nguy cơ cao, tiếp tục thực hiện giám sát các trường hợp viên phổi nặng tại các bệnh viện, giám sát dựa vào sự kiện, mở rộng giám sát các đối  tượng nguy cơ cao có tiếp xúc với gia cầm như người chăn nuôi buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia cầm, đặc biệt những người buôn bán tại các chợ gia cầm đầu mối và những người nhập cảnh từ vùng dịch vào tỉnh Bắc Giang để phát hiện sớm trường hợp mắc bệnh đầu tiên.
 
- Thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm và gửi mẫu theo quy định.
 
- Thiết lập mạng lưới các đơn vị thu dung điều trị bệnh nhân cúm A(H7N9); chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, khu vực cách ly;
 
- Phối hợp chặt chẽ với các sở ngành có liên quan, đặc biệt là ngành Nông nghiệp và PTNT, sở Công thương, sở Thông tin và Truyền thông, Báo, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh trong công tác phòng chống dịch.
 
-  Tăng cường kiểm tra, giám sát, hướng dẫn công tác phòng chống dịch tại các tuyến.
 
Trong Hội nghị Ông Dương Thanh Tùng – Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tón tắt tình hình dịch Cún gia cầm, kết quả phòng chống dịch và biện pháp tập trung trong thời gian tới của ngành Nông nghiệp như sau:
 
Tình hình dịch Cúm gia cầm:
 
Tại Trung Quốc: Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO): trong 2 tháng đầu năm 2017, Trung Quốc đã ghi nhận 112 trường hợp người bị nhiễm vi rút cúm gia cầm A(H7N9), trong đó có 418 trường hợp đã tử vong. Đặc biệt, trong 2 tháng đầu năm 2017, dịch Cúm A(H7N9) được phát hiện tại một số tỉnh thành của Trung Quốc giáp với biên giới Việt Nam. Ngoài ra, tại Trung Quốc đã xảy ra nhiều ổ dịch Cún gia cầm động lực cao như A(H5N2), A(H5N8), A(H5N6). Do vậy, nguy cơ ri vút Cúm gia cầm A(H7N9) và các chủng vi rút động lực cao khác xâm nhiễm vào Việt Nam là rất cao, thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán , tiêu thụ gia cầm và các sản phẩm gia cẩm nhập lậu, nhất là các tỉnh giáp biên giới phí Bắc và các tỉnh, thành phố khác có tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu.
 
Tại Việt Nam: Dịch Cúm gia cầm (A(H5N1), A(H5N6)) đã xuất hiện tại nhiều tỉnh thành trong cả nước. Cụ thể: dịch đã xảy ra tại 7 tỉnh, thành phố: Nghệ An, Cần Thơ, Cà Mau, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Quảng Ngãi và Kon Tum và đã phải tiêu hủy 19.732 con gia cầm.
 
Tại tỉnh Bắc Giang: Chưa có báo cáo cũng như phát hiện nào về các ổ dịch Cúm A(H5N1), A(H5N6)… trên đàn gia cầm. Tuy nhiên, do tỉnh có tổng đàn gia cầm lớn (trên 17 triệu con), tiếp giáp với tỉnh Lạng Sơn, hoạt đọng lưu thông, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm qua địabàn là rất lớn nên nguy cơ lây nhiễm vi rút Cúm gia cầm A(H7N9) là rất cao.
 
Kết quả thực hiện các biện pháp phòng chống dịch đạt kết quả cao như công tác tham mưu cho UBND tỉnh; công tác tiêm phòng; công tác kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ; vệ sinh tiêu độc khử trùng; Lấy mẫu giám sát.
 
Ông Dương Thanh Tùng cũng nhấn mạnh nhiệm vụ trọng tâm chỉ đạo trong của Ngành thời gian tới:
 
- Công tác kiểm soát giết mổ, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm: Trong tình hình hiện nay, công tác này là rất quan trọng, nhất là gia cầm giống, gia cầm thương phẩm, thịt gia cầm nhậu lậu. Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp chặt chẽ với Sở Công thương và Công an tỉnh trong công tác kiểm tra liên ngành phòng chống dịch, tăng cường hoạt động kiểm tra nhằm kiểm soát việc lưu thông, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gai cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc; Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
 
Quản lý chặt chẽ các hoạt động buôn bán  gia cầm, sản phẩm  gia cầm trên địa bàn tỉnh; kiểm soát nguồn gốc gia cầm tại các chợ, điểm kinh doanh có liên quan đến hoạt động buô bán, vận chuyển, thu gom, tập kết, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm. Tăng cường kểm tra, phát hiện và xử lý các điểm giết mổ gia cầm trái phép.
 
- Công tác tuyên truyền: Phối hợp với Sở Thông tin và truyền thông, các cơ quan như Báo Bắc Giang, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh tăng cường thời lượng phát sóng, các tin bài tuyên truyền về mức độ nguy hiểm của dịch Cúm gia cầm và các biện pháp phòng chống.
 
Hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn. Vận động, khuyến khích người chăn nuôi sử dụng con giống gia cầm có nguồn gốc rõ ràng, tuyệt đối không sử dụng giống gia cầm trôi nổi trên thị trường.
 
Phối hợp với chính quyền địa phương, tuyên truyền để tất cả người dân cùng tham gia vào công tác ngăn chặn, chống sự xâm nhiễm và lây lan của vi rút Cúm gia cầm; phát hiện, đấu tranh, không tiếp tay cho các hoạt động buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia cầm không rõ nguồn gốc, gia cầm nhập lậu.
 
- Công tác chỉ đạo điều hành: Kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch động vật các cấp; Thành lập các đoàn công tác thường xuyên kiểm tra, đôn đóc công tác phòng chống dịch Cúm gia cầm tại cơ sở; Xây dựng trình UBND tỉnh Đề ánh xây dựng co sở An toàn dịch bệnh trong chăn nuôi.
 
- Giám sát chủ động: Vi rút Cúm A(H7N9) cư trú trên gia cầm nhưng không gây bệnh, gây chết ca cầm nên việc lấy mẫu giám sát là rất cần thiết. Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp chặt chẽ với Cục Thú y thực hiện nghiêm túc các chương trình giám sát của Trung ương tại các Chợ, tụ điểm kinh doanh, điểm tập kết, thu gom gia cầm, vùng có nguy cơ cao đảm bảo đúng, đủ, kịp thời về số lượng, chất lượng mẫu và thời gian yêu cầu.
 
- Công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi: Chỉ đạo các địa phương thực hiện tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi. Thực hiện vệ sinh tiêu độc, khử trùng đường làng ngõ xóm, các chợ buôn bán gia cầm, khu vực tập kết, vận chuyển gia cầm, vùng dịch có nguy cơ cao…
 
Theo sonongnghiep.bacgiang.gov.vn