Xạ đen là loài thực vật thuộc họ Celastraceae. Chúng được George Bentham miêu tả khoa học đầu tiên năm 1851. Cây xạ đen còn có các tên gọi là bách giải, đồng triều, bạch vạn hoa, cây dây gối (thuộc Chi đây gối), hay quả nâu, hoặc cây ung thư (dân tộc Mường, Việt Nam).
Xạ đen thuộc loại cây dây leo thân gỗ, mọc thành búi, dễ trồng. Thân cây dạng dây dài 3-10m. Cành tròn, lúc non có màu xám nhạt, không có lông, sau chuyển sang màu nâu, có lông, về sau có màu xanh. Phiến lá hình bầu dục xoay ngược, thường có 7 cặp gân phụ, bìa có răng thấp, mặt lá không có lông, lá không rụng theo mùa, cuống lá dài 5 - 7mm. Chùm hoa ở ngọn hay ở nách lá, dài 5 – 10 cm. Cuống hoa 2 - 4mm. Hoa mẫu 5. Cánh hoa trắng, Hoa cái có bầu 3 ô. Quả nang hình trứng, dài cỡ 1 cm, nổ thành 3 mảnh. Hạt có áo hạt màu hồng. Ra hoa tháng 3 - 5; Ra quả tháng 8 - 12.
Từ năm 1987, khi được đoàn bác sĩ Học viện Quân y (do GS.TSKH Lê Thế Trung - Chủ tịch Hội Ung thư TP.Hà Nội dẫn đầu) phát hiện trong chuyến sưu tầm các bài thuốc quý trong dân gian, cây xạ đen mới bắt đầu thu hút sự chú ý của giới khoa học và được đưa về cơ sở này để nghiên cứu.
Qua nghiên cứu về thực vật học, hoá dược, dược lý, nghiên cứu thực nghiệm trên động vật được gây ung thư (theo đề tài cấp Bộ về xạ đen do GS. Lê Thế Trung làm chủ nhiệm), các bác sĩ đã phát hiện ở loài cây này tác dụng hạn chế sự phát triển của khối u ác tính. Hơn nữa, theo GS. Trung, hợp chất lấy từ xạ đen nếu được kết hợp với chất Phylamin (lấy từ một loại thảo dược ở đồng bằng) còn phát huy tác dụng, kéo dài tuổi thọ trung bình của động vật bị ung thư hơn nhiều chất đã qua nghiên cứu thực nghiệm như Trinh nữ hoàng cung hay tỏi Thái Lan.
Đến cuối năm 1999, đề tài của các bác sĩ Học viện Quân y được nghiệm thu, cây xạ đen chính thức được công nhận là một trong không nhiều những vị thuốc nam có tác dụng điều trị hỗ trợ bệnh nhân ung thư. Cuối năm 2002, người bệnh mới biết đến loài cây này. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay xuất hiện cây xạ đen giả, vì vậy khi mua mọi người cần phân biệt rõ để tránh mua nhầm.
Cách nhận biết để không mua phải cây xạ đen giả
Phân biệt cây xạ đen tươi với cây xạ vàng tươi:
Cây xạ vàng là loại cây cùng họ với cây xạ đen, rất phổ biến trong tự nhiên, tuy nhiên cây xạ vàng không có tác dụng chữa bệnh ung thư như cây xạ đen. Nếu nhận nhầm hai loại cây này với nhau người dùng rất dễ bị lừa khi đi mua trên thị trường, hơn nữa lại tốn tiền mà không chữa được bệnh. Sau đây là một số đặc điểm về thân, lá của cây xạ đen để người dùng dễ nhận dạng:
Cây xạ đen có lá dày (cây xạ vàng lá mỏng), lá cây xạ đen xanh đậm và có sắc tím (lá xạ vàng hoàn toàn màu xanh, không có sắc tím), thân cây xạ đen có màu sẫm (thân xạ vàng màu xanh).
Đặc điểm cây xạ đen khô dùng để phân biệt với xạ vàng khô:
Đối với cây tươi, ta hoàn toàn dùng màu sắc để phân biệt, tuy nhiên, đối với cây khô đã mất hết màu sắc đặc trưng thì ta cần dựa vào các đặc điểm khác như: lá xạ đen khô có mùi thơm nhẹ và dai, thân cây cũng có mùi thơm và có màu đen do nhựa cây xạ đen chảy ra có màu đen./.
NT
Tin liên quan: