Để sử dụng phân bón Ninh Bình đạt hiệu quả giúp tăng năng suất cây trồng, bà con nông dân cần chú ý kỹ thuật bón phân cho cây có múi.
 

Sản phẩm NPK-S Ninh Bình nâng năng suất, chất lượng cây có múi.
Sản phẩm NPKS 16.16.8+TE có hàm lượng dinh dưỡng N = 16%, P2O5 = 16%, K2O = 8%, S = 6% và các chất vi lượng, tổng hàm lượng dinh dưỡng đạt > 46%.
 
Sản phẩm NPKS 17.8.8+TE có hàm lượng dinh dưỡng N = 17%, P2O5 = 8%, K2O = 8%, S = 6% và các chất vi lượng, tổng hàm lượng dinh dưỡng đạt > 39%.
 
Sản phẩm NPKS 16.5.17-6 có hàm lượng dinh dưỡng N = 17%, P2O5 = 5%, K2O = 16%, S = 6% và các chất vi lượng, tổng hàm lượng dinh dưỡng đạt > 44%.
 
Sản phẩm NK 12.10+TE; NK 11.11+TE (sau ngày 20/9/2018 chuyển tên thành NK12.10 và NK11.11 ) có hàm lượng dinh dưỡng như nhau N = 11 -1 2%, P2O5 = 2%, K2O = 10 - 11%, S = 12% và các chất trung, vi lượng, tổng hàm lượng dinh dưỡng đạt > 36%.
 
Tùy theo hình thức nhân giống và loại cây mà sau khi trồng khoảng 2 - 4 năm thì cây cho trái. Cây có múi là loại cây có thời gian mang trái từ khi trổ bông đến thu hoạch rất dài, thường từ 7 - 10 tháng tùy theo giống, kỹ thuật canh tác và điều kiện môi trường. Do đó, trong bón phân để nuôi trái cần chú ý chia ra nhiều lần bón trong giai đoạn này thì trái mới phát triển tốt và cho năng suất cao được. Để sử dụng phân bón Ninh Bình đạt hiệu quả giúp tăng năng suất cây trồng, bà con nông dân cần chú ý kỹ thuật bón phân cho cây có múi như sau:
 
* Bón lót (trước trồng, sau thu hoạch): Phân lân nung chảy 3 - 5kg/cây, kết hợp với 15 - 30kg/năm/cây phân hữu cơ giúp tăng tuổi thọ rất rõ cho cây, đối với cây 1 - 2 năm tuổi có thể bón bổ sung thêm phân kali để giúp cây cứng, khoẻ và phát triển tốt hơn. Thời kỳ bón đối với cây trồng mới bón trước khi trồng, đối với cây kinh doanh bón sau khi thu hoạch
 
* Bón thúc:
 
- Cho cây thời kỳ 1 - 2 năm: Hoà phân urea với liều lượng 10 - 20g hòa tan trong 10 lít nước để tưới cho một gốc bưởi (1 - 2 tháng/lần).
 
- Cho cây thời kỳ cho quả (trái):
 
+ Bón thúc 1: 1-1,5kg/cây NPKS 17.8.8+TE hoặc NPKS 16.16.8+TE khi cây đâm chồi và trước 4 tuần khi cây bắt đầu ra hoa.
 
+ Bón thúc 2: 1 - 1,5kg/cây NPKS16.16.8+TE khi cây đậu quả 6 - 8 tuần.
 
+ Bón thúc 3 (nuôi quả ): 1 - 1,5kg/cây NPKS 16.5.17.6+TE khi quả phát triển, muộn nhất là trước thu hoạch 1 - 2 tháng.
 
* Cách bón: Dựa theo tán cây để bón. Nên xới nhẹ xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây, rãnh sâu 5 - 10cm, rộng 10 - 20cm, cách gốc 0,5 -1m (tuỳ tán cây), cho phân vào, lấp đất lại và tưới nước. Không cuốc quá sâu có thể gây đứt rễ, có thể kết hợp với bồi bùn, đắp gốc để bón phân hoặc dùng bừa răng cào lấp phân giúp hạn chế đứt rễ. Khi cây giao tán nên dùng cuốc xúc nhẹ lớp đất xung quanh gốc theo hình chiếu của tán, cách gốc khoảng 50cm, tưới đẫm liếp trước, sau đó rải phân thẳng lên mặt liếp.
 
* Một số điểm cần lưu ý khi bón phân và thâm canh cây có múi:
 
- Quản lý nước thích hợp, hạn chế dòng chảy, trồng cây phủ đất kết hợp làm phân xanh. Hạn chế tối đa dùng thuốc trừ cỏ làm trắng đất, làm giảm hệ sinh thái.
 
- Nên bón bổ sung từ 0,5 - 1kg phân Ca(NO3)2/cây/năm vào các giai đoạn sau thu hoạch, trước khi trổ hoa và sau đậu quả, nếu bón lót bằng phân lân nung chảy thì không cần bón thêm canxi.
 
- Đối với vườn cây có múi nên bón phân hữu cơ kết hợp với phân hóa học để cải tạo đất, tăng phẩm chất trái và kéo dài tuổi thọ của cây. Cần tăng cường phân hữu cơ để giúp tăng tuổi thọ cho cây, làm tăng cường sự phát triển của vi sinh vật, cung cấp chất dinh dưỡng cho rễ cây, giúp cho đất có cấu trúc xốp hơn, giữ được độ ẩm trong đất lâu hơn.
 
- Tùy theo đất, giống và tình trạng dinh dưỡng của cây mà quyết định lượng phân bón thích hợp, cần cung cấp đầy đủ đạm, lân, kali; bổ sung thêm phân hữu cơ và vi lượng để cây đạt năng suất cao. Cần chia ra bón nhiều lần để chống rửa trôi, đặc biệt trong giai đoạn nuôi quả thì quả mới phát triển tốt và cho năng suất cao.
 
Theo: nongnghiep.vn