1. Phạm vi áp dụng
 
Quy trình được áp dụng tại huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang và các địa phương có điều kiện sinh thái tương tự khác.
 
2. Nội dung quy trình
 
2.1. Thời vụ trồng Vú Sữa:
 
Thời vụ tốt nhất là vụ xuân và  vụ thu.
 
2.2. Chuẩn bị trồng Vú Sữa:
 
- Thiết kế vườn trồng cây Vú Sữa:Vẽ sơ đồ vườn trồng để quản lý, chăm sóc, ghi chép nhật ký canh tác.
 
- Nếu trồng mới trên đất ruộng thấp, nên đào mương sâu 1 – 1,5 m để thoát nước, bề mặt luống rộng 7 – 10 m.
 
+ Bố trí hệ thống tưới – tiêu chủ động.
 
- Đào hố: Đào hố với kích thước rộng từ  80 – 100cm, sâu 80 – 100cm
 
- Bón lót:
 
- Dùng cho mỗi hố trồng 10–30kg phân hữu cơ hoai mục hoặc 4- 5kg phân hữ cơ vi sinh; 1,0kg super lân;1,0kg vôi bột. có thể trộn phân hữu cơ đã hoai mục với Trichoderma để tăng vi sinh vật đối kháng trong đất khống chế nấm bệnh.
 
Trộn đều phân, vôi với đất rồi lấp đầy hố.
 
2.3. Trồng cây
 
-  Khoảng cách trồng: Tùy theo mức độ thâm canh, trồng cây với khoảng cách 5 - 8m/cây.
 
- Cách trồng: Khoét lỗ trên mô vừa với bầu cây con (khoảng 20 – 25 cm), xé bỏ bầu nilon, đặt bầu cây xuống hố rồi lấp đất đến qua mặt bầu khoảng 5cm; ém đất chặt xung quanh bầu cây, dùng cọc để cố định cây mới trồng.
 
- Dùng rơm tủ gốc để giữ ẩm và hạn chế cỏ dại.
 
- Làm cỏ để tránh sự cạnh tranh dinh dưỡng, nên cắt bớt cỏ trong vườn, hạn chế dùng thuốc diệt cỏ trong vườn cây ăn quả.
 
- Tưới nước đầy đủ cho cây vú sữa, mỗi tuần tưới 3 - 5 lần, mỗi lần tưới 20 - 30 lít nước/cây.
 
3. Cắt tỉa
 
Hàng năm, sau khi thu hoạch, phải vệ sinh vườn bằng cách cắt tỉa toàn bộ các cành khô, cành tăm, cành sâu bệnh, các cành mọc sát đất, cành trong bị che khuất hoàn toàn bởi các cành ngoài tán; Vít cong các cành mọc thẳng đứng theo hình bán nguyệt; Cắt bỏ các cành cứng ở vị trí mép ngoài của tán, tạo cho tán lá có hình bán cầu và có thể kết hợp biện pháp trên với tỉa bỏ bớt các quả đậu quá dầy trên cành, các quả dị dạng hay sâu bệnh vào thời điểm khi quả có kích thước 1,5 - 2,0 cm; tỉa thấp lại cành chính khống chế chiều cao của cây không quá 4–4,5m để tiện chăm sóc, thu hoạch sau này.
 
Đối với cây quá già cỗi: cây cho lá nhỏ, quả nhỏ, chậm ra nhánh mới; để trẻ hóa vườn cây vú sữa này cần cưa bỏ từ 30–60% số cành để cây phát triển cành mới, số cành mới phát triển sẽ cho quả lớn hơn, tốt hơn vào các vụ sau.
 
Sau mỗi vụ thu hoạch nên cưa bỏ 1–2 cành vươn cao, ít lá và có biểu hiện sinh trưởng, năng suất kém nhất trên tán cây. Cưa ngắn các cành này còn 30–50 cm tính từ gốc cành. Vết cưa nghiêng 45 độ để tránh đọng nước. Sơn phủ bề mặt vết cưa bằng dung dịch sun-phát đồng. Khoảng 15 - 20 ngày sau dưới mỗi vết cưa sẽ phát triển 5 - 15 chồi mới, nên tỉa bớt số chồi mới chỉ giữ lại 2 - 3 chồi khỏe và ở vị trí đều quanh cành. Khi chồi mới phát triển đến chiều dài 50 - 60cm thì tiến hành loại bỏ đỉnh sinh trưởng để kích thích chồi phân cành.
 
4. Làm cỏ, tưới nước, giữa ẩm
 
Làm cỏ thường xuyên trong các năm đầu để hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng và loại bỏ nơi trú ẩn của sâu bệnh. Dùng xác thực vật khô như rơm rạ phủ gốc và tưới nước định kỳ 10 và 15 ngày một lần.
 
5. Bón phân cho vú sữa:
 
- Bón phân cho vú sữa thời ký kiến thiết cơ bán:
 
+ Sau khi trồng đến một năm: sử dụng 20g Urê, hoà vào 10 – 15l nước để tưới, mỗi tháng nên tưới phân 1 lần
 
+ Cây 2 – 3 năm tuổi: bón 0,3 -0,5 kg Urê, 0,5 – 1,0 kg Supe lân và 0,3 – 0,5 kg Kaliclorua. Lượng phân này được chia làm 4 lần bón trong năm, lượng phân bón tăng dần theo độ lớn của cây (năm đầu dùng 1kg phân, sau đó tăng dần)
 
- Tỉa cành tạo tán cho câyVú Sữa: trong các năm đầu nên bấn ngọn, tỉa cành để cây vú sữa có cành phân bố theo 4 hướng, tạo cho cây có tán tròn đều. Chú ý tỉa bỏ cành vượt, cành trong tán cây, cành bị sâu bệnh
 
- Giai đoạn kinh doanh
 
+ Lượng bón theo tuổi cây:
 
Tuổi cây
 
Lượng phân bón (kg/cây/năm)
 
Phân chuồng
 
Đạm Urê
 
Lân Supe
 
Kaliclorua
 
4 – 6
 
20 - 30
 
0,5 – 0,8
 
1,5 -2,0
 
0,5 – 1,0
 
7 – 9
 
30 - 50
 
1,0 – 1,4
 
2,0 - 3,0
 
1,2 – 1,8
 
10-15
 
60-70
 
1,0 – 1,8
 
3,0 – 4,0
 
2,0 – 2,5
 
>15
 
60-70
 
2,0
 
5,0
 
2,5
 
Có thể dùng 6 kg phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh thay thế cho lượng 30kg phân chuồng.
 
+ Thời điểm bón
 
- Thời điểm bón phân:
 
Lần bón
 
Thời điểm bón
 
Mục đích bón
 
Tỷ lệ lượng bón cho các lần (%)
 
Hữu cơ
 
Đạm Urê
 
Lân Supe
 
Kali
 
Clorua
 
1
 
Sau thu hoạch (cuối tháng 4, đầu tháng 5)
 
Khôi phục sinh trưởng STH
 
100
 
50
 
50
 
30
 
2
 
Đầu tháng 8
 
Nuôi hoa và quả
 
 
 
25
 
 
 
25
 
3
 
Đầu tháng 10
 
Thúc quả
 
 
 
25
 
50
 
20
 
4
 
Đầu tháng 2
 
Thúc quả
 
 
 
 
 
 
 
25
 
 
 
- Cách bón:
 
+ Bón sau thu hoạch: Đào rãnh xung quanh cây theo hình chiếu của tán với bề mặt rãnh rộng 20- 30cm, sâu 20 - 25cm, rải phân hữu cơ xuống trước sau đố đến phân vô cơ, lấp đất và tưới nước giữ  ẩm.
 
+ Bón phân vô cơ các đợt sau: Khi thời tiết khô hạn thì hoà tan phân trong nước để tưới hoặc có thể rải phân trên mặt đất theo hình chiếu tán cây, tưới nước để phân tan và ngấm vào đất sau đó thường xuyên tưới nước bổ sung giữ ẩm./.
 
Nguyễn Tươi
 
Thuộc đề tài: “Nghiên cứu tuyển chọn cây đầu dòng và một số biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, chất lượng cây vú sữa tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang”