Nguồn gốc:
 
Giống nhãn muộn HTM-1 có nguồn gốc từ xã Đại Thành, Quốc Oai, Hà Nội, do Viện Nghiên cứu Rau quả tuyển chọn từ năm 1998, được trồng khảo nghiệm và sản xuất thử từ năm 2002.
 
 
Đặc điểm giống:
 
-Cây sinh trưởng phát triển khoẻ tương đương giống nhãn đại trà, phiến lá mỏng, mép lá lượn sóng, lá màu xanh vàng, ít bóng, trung bình 1 năm có 4 - 5đợt lộc. Thời gian ra hoa, kết thúc nở hoa muộn hơn giống nhãn đại trà khoảng 5 ngày.
 
-Quả có khối lượng trung bình 9 - 10g/quả, màu vàng tươi, vỏ mỏng, thường bị vẹo, cùi dày màu trắng trong, giòn, nhiều nước, thơm. Tỷ lệ phần ăn được trung bình 66,5 - 68,5%, cao hơn giống nhãn cùi 11%. Hàm lượng đường tổng số 17,3%; độ Brix 21,9%; chất khô 19,99%; vitaminC 45,78; cao hơn giống nhãn địa phương.
 
- Thời gian thu hoạch quả từ 25/8 đến 20/9, muộn hơn giống nhãn trồng đại trà 20 - 30 ngày.
 
- Năng suất trung bình đạt 300 kg/cây 10 năm tuổi, cao gấp 2 lần so với giống địa phương.
 
Cây trồng khảo nghiệm 3 năm tuổi năng suất 7 - 9kg/cây, cao gấp 1,7 lần so với giống trồng đại trà
 
Thâm canh giống nhãn HTM-1 cần thực hiện một số biện pháp kỹ thuật sau:
 
 1. Làm cỏ, tưới nước: Thường xuyên tưới nước, giữ ẩm, làm cỏ, xới xáo, vun gốc và chú ý vặt các mầm dại mọc từ thân gốc ghép.
 
 2. Bón phân:
 
* Lượng phân bón theo tuổi cây
 
Tuổi cây (năm) Loại phân bón (kg/cây/năm)
 
Tuổi cây (năm)
 
Loại phân bón (kg/cây/năm)
 
Phân chuồng
 
Đạm ure
 
Supe lân
 
Kaliclorua
 
3
 
30 - 50
 
0,3 - 0,5
 
1,2 - 1,5
 
0,3 - 0,5
 
4 - 6
 
50 - 70
 
0,5 - 0,8
 
1,5 - 1,7
 
0,5 - 0,7
 
7 - 10
 
50 - 70
 
0,8 - 1,0
 
1,7 - 2,0
 
1,0 - 1,2
 
Trên 10
 
70 - 100
 
1,2 - 1,5
 
2,0 - 3,0
 
1,2 - 2,0
 
 * Thời gian bón: 3 - 5 lần bón/năm
 
Tháng
 
Mục đích bón
 
Lượng bón cho các lần (%)
 
Phân hữu cơ
 
Đạm
 
Lân
 
Ka li
 
2
 
Thúc hoa, nuôi lộc
 
-
 
30
 
10 - 20
 
30
 
4 - 5
 
Nuôi quả, lộc
 
-
 
40
 
-
 
40
 
9
 
Thúc đẩy cành thu
 
100
 
30
 
80 - 90
 
30
 
 
 
 * Cách bón:
 
- Phân chuồng: Cuốc rãnh xung quanh tán cây sâu 20cm, rộng 30cm và bón phân sau đó lấp đất lên, có thể bón kết hợp với đạm, lân và kali.
 
- Phân đạm, lân và kali: Hoà ra nước tưới hoặc xới nhẹ đất, bón phân và lấp đất lại, có thể chọc lỗ để bón, sau khi bón phải tưới nước ẩm.
 
 3. Cắt tỉa: chia làm 4 đợt cắt tỉa
 
+ Đợt 1: Sau khi thu hoạch tiến hành cắt bỏ toàn bộ những cành trong tán, cành vượt, cành bị sâu bệnh, cành khô, cành tăm, cành sát mặt đất, tạo điều kiện cho cây thông thoáng để hạn chế sâu bệnh và tiêu hao dinh dưỡng.
 
+ Đợt 2: Khi lộc thu dài 5-7cm, tiến hành tỉa bỏ bớt lộc trên những cành quá nhiều lộc. Mỗi cành giữ lại 2-3 lộc to, khỏe để làm cành mẹ cho vụ sau.
 
+ Đợt 3: Khi cây ra hoa (đầu tháng 3), tỉa bỏ những chùm hoa bị bệnh. Đối với những cành cây có nhiều hoa cần tỉa bỏ những chùm hoa nhỏ (có chiều dài < 10cm) và tỉa bỏ 1-3 nhánh hoa ở các đốt phía dưới (chỗ tiếp giáp với ngọn cành mẹ) đối với những chùm hoa quá to (> 20cm) khi chùm hoa dài 15-20cm, nụ hoa chưa hé nở, đồng thời cắt bỏ những cành sâu bệnh, cành khô và cành xuân quá yếu.
 
+ Đợt 4: Cuối tháng 5 đến đầu tháng 6, cắt bỏ những cành không đậu quả. Đối với những cây có nhiều quả sẽ cắt bỏ những cành có tỷ lệ đậu quả thấp (<10quả/cành) và những cành hè mọc quá dày.
 
 4. Phòng trừ sâu bệnh:
 
4.1. Bọ xít nhãn: Chúng xuất hiện từ tháng 2 - 3 và gây hại mạnh nhất vào tháng 4 - 6. Sử dụng các loại thuốc để phòng trừ: Sherpa 0,2 - 0,3% hoặc Trebon 0,15 - 0,2% và phun vào giai đoạn bọ xít non là có hiệu quả nhất. Ngoài ra có thể rung cây vào ban đêm để bắt bọ xít trưởng thành qua đông vào tháng 12 và tháng 1.
 
4.2. Sâu ăn lá: Chủ yếu là sâu đo, sâu khoang, câu cấu, bọ nẹt, chúng thường hại các đợt lộc non và hoa. Sử dụng các loại thuốc: Polytrin 0,2%, Supracide 0,2% hoặc Sherpa 0,2% và phun ở giai đoạn sâu non.
 
4.3. Sâu tiện vỏ và sâu đục thân: Sâu non thường gặm vỏ trên thân chính, cành chính rồi đục vào phần gỗ. Cây bị hại thường sinh trưởng kém và có thể dẫn đến chết.
 
Nguyên nhân là do hai loài xén tóc hại thân cành nhãn: Xén tóc đốm sao và xén tóc mai rùa, chúng để trứng ở chạc cành hoặc dưới vỏ cành, sâu non sau khi nở sẽ đục cành, gốc cây.
 
Phòng trừ: Thường xuyên theo dõi vườn cây, khi thấy xuất hiện lớp mùn cưa đùn ra ở thân cây thì tìm lỗ đục để bắt sâu non. Có thể bắt thủ công bằng gai mây, dây thép hoặc sử dụng một số loại thuốc như: Polytrin 0,2%, Sumicidin 0,2% bơm vào các vết đục để diệt sâu non. Sau khi thu hoạch quả cần vệ sinh vườn cây, quét vôi vào gốc cây để hạn chế trưởng thành đẻ trứng vào các kẽ hở của thân cây.
 
4.4. Rệp hại hoa và qủa non
 
Rệp thường xuất hiện khi giò hoa vươn dài đến khi quả non ổn định, ban đầu rệp thường xuất hiện rải rác trên một vài cành hoặc một vài cây trong vườn sau đó mới lan rộng ra. Mật độ rệp có thể lên rất cao (vài trăm con/cành) gây cháy đọt, thui hoa quả.
 
Phòng trừ: Sử dụng thuốc hoá học như: Sherpa 0,2 - 0,3%, Trebon 0,15 - 0,2% phun 2 lần. Lần thứ nhất khi rệp xuất hiện, lần 2 sau phun lần đầu 5 - 7 ngày.
 
4.5. Câu cấu ăn lá: Hại lá, cành, quả non
 
Biện pháp phòng trừ: Phun Supracide 40EC nồng độ 0,25%
 
4.6. Bệnh tổ rồng: Xuất hiện ở chồi non, chùm hoa làm cho lá non, hoa xoăn lại. Phòng trừ bằng cách cắt bỏ chùm hoa, cành lá bị bệnh gom lại và đem đốt.
 
4.7. Bệnh sương mai
 
Bệnh xuất hiện và gây hại tập trung vào thời kỳ ra hoa và quả non làm chùm hoa biến màu, thối quả và rụng.
 
Phòng trừ: Sử dụng thuốc hoá học để phun phòng: Rhidomil MZ 0,2%, Boocdo 1%, Oxyclorua đồng 0,2 - 0,3%. Phun lần 1 khi cây ra giò và phun lần.
 
4.8. Bệnh xém mép lá: Đầu và mép phiến lá có mầu xám trắng và khô, sau đó sẽ bị rách. Có thể sử dụng các loại thuốc: Zineb 0,4%, VibenC 0,3%, Score 0,05%, Daconil phun khi bệnh mới xuất hiện, phun lại lần hai cách lần đầu 1 - 2 tuần.
 
 5. Một số biện pháp kỹ thuật làm tăng khả năng ra hoa, đậu quả
 
5.1. Khoanh vỏ:
 
Dùng dao sắc khoanh tất cả các cành cấp 1 hoặc cấp 2 (cành có đường kính 3 - 4 cm) với đường kính vết khoanh 0,2 - 0,3 cm cho những cây nhãn có khả năng sinh trưởng khỏe vào cuối tháng 11.
 
5.2. Xử lý Ethrel:
 
Xử lý cho những cành nhãn ra lộc đông từ 5 - 10cm trong thời gian từ  trung tuần tháng 11 đến cuối tháng 12 với liều lượng là 400-500 ppm bằng cách phun ướt toàn bộ tán cây khi trời râm mát. Sau 7-10 ngày lộc đông bị héo và sau đó nhãn sẽ ra hoa.
 
5.3. Xử lý KClO3:
 
Xử lý vào cuối tháng 2 đầu tháng 3 cho những cây nhãn không ra hoa trong điều kiện tự nhiên và lộc ở giai đoạn bánh tẻ.
 
Cách xử lý:
 
- Dùng cuốc xới nhẹ xung quanh hình chiếu tán cây.
 
- Hòa KClO3 vào 10 lít nước, khấy đều cho tan hết và tưới đều xung quanh tán cây.
 
- Sau khi xử lý phải giữ ẩm liên tục cho cây trong 7-10 ngày để đảm bảo cho KClO3 tan hết.
 
5.4. Phun α-NAA:
 
Phun lên toàn bộ tán cây vào 2 thời kỳ: Sau khi tắt hoa và sau tắt hoa 1 tuần.
 
5.5. Phun phân bón lá:
 
Phun khi trời râm mát và phun nước đều toàn bộ bề mặt tán cây. Phun định kỳ 15 ngày/ lần từ khi cây nhú hoa đến trước khi thu hoạch 45 ngày.
 
 6. Thu hoạch và bảo quản quản
 
6.1. Thu hoạch
 
* Thời điểm thu hoạch
 
- Thu hoạch khi quả đã chín, vỏ quả chuyển màu nâu vàng, vỏ mỏng và nhẵn. Quả mềm, mùi có vị thơm, hạt đen hoàn toàn. Độ Brix đạt 19-21% tuỳ vào từng giống.
 
- Yêu cầu ngoại cảnh khi thu hái: Thu hoạch quả vào ngày tạnh ráo, thu hoạch vào buổi sang hoặc buổi chiều.
 
* Kỹ thuật khi thu hái: Dùng kéo cát chum quả, khi cắt chùm quả không kèm lá.
 
6.2. Bảo quản:
 
- Quả sau khi hái đưa vào chỗ râm mát, xếp quả vào sọt hoặc bao bì có thành cứng lót lá hoặc rơm rạ chuyển đến địa điểm tập trung. Khi xếp vào sọt, xếp quả quay ra xung quanh thành sọt, cuống quả chụm vào giữa tạo khe trống thoáng khí.
 
Theo Nông nghiệp Việt Nam