1. Một số biện pháp kỹ thuật cải tạo rừng dẻ
 
Chặt tỉa thưa
 
- Đối tượng chặt tỉa thưa là những cây dư ra so với mật độ thích hợp để cây dẻ phát triển tốt nhất, chặt cây có giá trị kinh tế thấp, cây phẩm chất loại B, loại C.
 
- Mục tiêu: điều chỉnh mật độ, loại bỏ cây già cỗi, bệnh tật, cong queo, cây bị gãy,
hư hại.
 
- Kỹ thuật: Chặt hạ cây tỉa thưa được thực hiện như qui định đối với khai, mật độ thích hợp đối với rừng dẻ đang cho thu hoạch là khoảng 200 - 300 cây/ha. Dùng cưa máy hoặc dao hạ các cây không đúng vị trí...cây chặt xuống phải được gom ra khỏi lô để tận dụng làm củi, gỗ gia dụng.
 
- Thời điểm thực hiện: Tháng 11, tháng 12 hàng năm
 
 

 
Tỉa cành
 
- Đối tượng áp dụng: Thực hiện đối với cây dẻ đang cho thu hoạch hạt
 
- Mục tiêu: Tỉa cành nhằm nâng cao chất lượng của tán cây, loại bỏ những bị sâu bệnh, không có khả năng ra hoa tạo độ thoáng hợp lý cho tán cây, tập trung chất dinh dưỡng, ánh sáng cho những cành còn lại.
 
- Kỹ thuật: Tỉa sát thân cách 20-30mm, cắt thật gọn tránh vết cắt tạo xây xát thân cây dễ gây ra sâu bệnh, không tỉa lên quá cao vượt 2/3 chiều cao thân cây.
 
- Thời điểm thực hiện: Tháng 11, tháng 12 hàng năm.
 
Phát dây leo
 
-  Mục tiêu: Loại bỏ dây leo, cây bụi chèn ép cây dẻ đã được lựa chọn để nuôi dưỡng
 
- Kỹ thuật: Dùng dao sắc phát cây bụi, dây leo cuốn vào cây dẻ, dây leo phát hai nhát, một nhát sát gốc và một nhát ngang tầm tay với.
 
- Thời điểm thực hiện: Tháng 11, tháng 12 hàng năm.
 
 Phát thảm tươi, bụi rậm
 
- Mục tiêu: Chăm sóc, bảo vệ cây dẻ khỏi sự cạnh tranh ánh sáng và dinh dưỡng của cây bụi.
 
- Kỹ thuật: Phát sạch và vun gốc xung quanh cây dẻ trong phạm vi hình chiếu của tán cây dẻ có thể phát dọn quang hơn cho dễ thu nhặt hạt rơi rụng.
 
- Thời điểm thực hiện: Một năm 1 lần vào trước khi thu nhặt hạt dẻ.
 
2. Bón phân và phòng trừ sâu bệnh
 
Phương pháp bón phân, liều lượng bón
 
- Phương pháp bón phân: Trước khi bón phân phải phát dọn hết các loại dây leo, cây bụi hoang dại quanh gốc dẻ cần bón phân trong phạm vi hình chiếu của tán cây trên mặt đât rừng. Đào rãnh xung quanh gốc cây với đường kính bằng đường kính tán. Bề rộng của rãnh khoảng 50cm, chiều sâu rãnh 15 - 20 cm để tránh làm tổn thương rễ cây hoặc cuốc hố bón phân theo điểm. Làm tơi đất, bón rải đều xung quanh rãnh rồi lấp đất phủ kín. Đối với phân vi lượng, trước khi bón cần trộn đều với cát để rải cho đều trong rãnh, bón phân khi đất ẩm vào ngày nắng nhẹ.
 
- Liều lượng và thời gian bón:
 
+ Bón phân đợt 1: Lượng phân bón phân hữu cơ 20 kg/cây, phân NPK (5:10:3) 1,5-2kg/cây, thời gian bón tháng 9-10 hàng năm.
 
+ Bón phân đợt 2: Lượng phân bón phân NPK (12:5:10) 2-3kg kg/cây, thời gian bón tháng 3-4 hàng năm.
 
Sâu bệnh hại
 
Áp dụng các biện pháp quản lý sâu bệnh hại tổng hợp nhằm hạn chế sâu bệnh hại như: Tỉa thưa, phát dọn thực bì, bón phân cân đối…
 
Thu hoạch, bảo quản hạt dẻ
 
Hiện nay thu hoạch chủ yếu bằng phương pháp thu công như: nhặt trực tiếp từng hạt trên nên đất, dải bạt khi chín hạt rơi vào bạt màng về nơi thuận tiện lọc lấy hạt, tạo rãnh theo hình tán khi hạt chín rơi lăn xuống rãnh thuân tiện hơn cho việc thu hoạch. Bảo quản theo hình thức như: cho vào chum, vại, luộc cho vào tủ lạnh tủ bảo quản khi có nhu cầu bỏ ra sử dụng./.
 
ĐT
 
(Đây là sản phẩm của Dự án Nghiên cứu thực trạng rừng dẻ tái sinh nhân tạo, đề xuất hướng bảo tồn và phát triển bền vững cây dẻ ăn quả trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” của Trung tâm Giống cây trồng Bắc Giang).