1. Thời vụ trồng
Có thể trồng 2 vụ trong năm:
Vụ xuân: từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm
Vụ hè thu: từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm
Mật độ 5.000 – 10.000 cây/ha (hàng x hàng 1-2m, cây x cây 1m), tùy theo vị trí địa lý, độ dốc để trồng mật độ cho thích hợp.
2. Chuẩn bị đất trồng
Lựa chọn đất trồng có độ dốc vừa phải, là diện tích đất đồi đang được trồng rừng kinh tế hoặc trên là rừng tự nhiên, tận dụng nhwunxg khoảng đất trống chân đồi để trồng ba kích.
Dọn sạch thực bì để làm đất dễ dàng, diện tích rừng gần khu quy hoạc trồng ba kích phải được phát quang, thông thoáng, chỉ để cây trồng chính để hạn chế chuột bọ, trâu bò phá hoại, đồng thời bảo đảm chế độ ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ trên mặt đất, hạn chế sự cạnh tranh của cỏ dại, tọa điều kiện cho ba kích sinh trưởng tốt.
Làm đất: tiến hành lên luống theo đường đồng mức, mặt luống rộng khoảng 1m, cao 20 – 30cm; kích thước hố 40 x 40 x 40 cm, đất cuốc lên đập nhỏ để trên miệng hố phơi cho ải trước khi trồng ít nhất 15 ngày.
3. Chuẩn bị cây giống
Nên lựa chọn cây được giâm từ hom, hoặc nuôi cấy mô để hạn chế thoái hóa giống; lựa chọn cây con đủ tiêu chuẩn xuất vườn: Chồi thứ cấp cao 20 – 25 cm, rễ dài 4 – 6 cm, có 4 – 5 cặp lá thật trở lên.
Sau khi đã lựa chọn được giống cần mang về huấn luyện để cho giống thích nghi với điều kiện khí hậu địa phương khoảng 20 -30 ngày mới tiến hành trồng.
Huấn luyện giống: xếp giống thành luống, dùng lưới đen che như trong vườn ươm, độ tản che khoảng 70% ánh sáng, định kỳ tưới đủ ẩm, chống các loại động vật vào phá hoại cây giống.
4. Bón phân, tủ gốc
Bón lót: mỗi hố bón 2kg phân chuồng hoai mục + 0.2 kg NPK. Sauk hi bón loát tiến hành lấp hố lót bằng lớp đất mặt khi đào hố.
Bón thúc: Năm thứ 2 trở đi mỗi năm bón bổ sung 0.2 – 0.3 kg NPK cho mỗi hố. Giai đoạn này ba kích bắt đầu hình thành củ, khi bón cần tiến hành kết hợp làm cỏ, xới xáo lớp đất trên mặt luống, đào rãnh bón phân cách gốp ba kích 20 – 25 cm sau đó lấp lại.
Tủ gốc: Sau trồng và hàng năm sau khi bón phân, làm cỏ tiến hành tủ gốc bằng rơm, rạ, ràng ràng phơi khô để hạn chế nấm bệnh, giữ ẩm, hạn chế cỏ dại, hạn chế rửa trôi xói mòn.
5. Kỹ thuật trồng ba kích
Thời điểm trồng: Lựa chọn thời điểm chiều tối, sáng sớm hoặc những ngày trời mát mẻ.
Cách trồng: Lựa chọn những bầu giống ba kích đủ tiêu chuẩn, lấy cuốc xới đất ở hố lên, trộn đất với phân bón lót, dùng dao nhẹ nhàng xẻ dọc, lột bỏ vỏ bầu nilon tránh không làm vỡ bầu đất, đặt bầu cây thằng đứng và cao ngang mặt đất ở giữa hố đã đào, lấp đất và nén chặt đất xung quanh theo chiều thằng đứng, vun đất bột vừa kín mặt bầu. Sau đó tưới nước giữ ẩm và tủ gốc.
6. Làm giàn leo kiêm che nắng
Ba kích là cây thân leo nên cần làm giá đỡ cho cây lep bám, nếu dây không leo được lên để đón ánh sáng sẽ sinh trưởng kém, còi cọc, củ ít nhỏ; hơn nữa ba kích ở giai đoạn đầu mới trồng rất ưa bóng vì vậy làm giàn leo kiêm che nắng cho cây ba kích là rất cần thiết.
7. Chế độ luân canh cây trồng
Ba kích là cây trồng lâu năm, sau khoảng 5 năm mới khai thác. Nếu sản xuất thâm canh, sau thu hoạch chuyển sang trồng cây khác như: hà thủ ô đỏ, khoai lang, hoài sơn…, sau 2 – 3 năm mới tiến hành trồng lại ba kích.
Mục đích để hạn chế sâu bệnh hại, điều hòa các yếu tố dinh dưỡng và nước trong đất, nâng cao hiệu quả kinh tế của cây trồng trên đơn vị diện tích.
Theo kết quả nghiên cứu đề tài "Nghiên cứu trồng thử nghiệm cây ba kích dưới tán cây lâm nghiệp, cây ăn quả tại Tây Yên Tử, huyện Sơn Động" do Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang thực hiện
Hoàng Thoa
Tin liên quan: