1. Bệnh vi rút xoăn lùn
 
- Triệu chứng:
 
Lá bị xoăn lại, cây còi cọc thấp lùn.
 
Nếu nhẹ thì lá nhăn lại, gồ ghề, phiến lá xanh đậm - nhạt xen nhau không bình thường.
 
Củ nhỏ và ít củ. Tất cả các củ đều bị bệnh.
 
- Biện pháp phòng trừ:
 
Nhổ bỏ cả cây và củ để tiêu huỷ.
 
Sử dụng giống sạch bệnh để trồng.
 
      2. Vi rút cuốn lá
 
- Triệu chứng:
 
Lá phía d­ưới bị cong lên, mầu lá vàng nhạt, tím tía hoặc đỏ. Nắm lá bóp mạnh thấy gẫy giòn.
 
- Biện pháp phòng trừ:
 
Nhổ bỏ cả cây và củ để tiêu huỷ
 
Sử dụng giống sạch bệnh để trồng.
 
3.      Vi rút khảm lá
 
- Triệu chứng:
 
Trên phiến lá có vết đốm màu vàng nhạt xen với màu xanh tạo thành vết khảm lốm đốm. Lá hơi biến dạng, nhỏ lại, mép hơi cong, mặt lá hơi gồ ghề.
 
- Biện pháp phòng trừ:
 
Nhổ bỏ cả cây và củ để tiêu huỷ. Sử dụng giống sạch bệnh để trồng.
 
4.      Bệnh héo xanh
 
Là bệnh do vi khuẩn, là bệnh nghiêm trọng và phổ biến ở vùng nhiệt đới nóng ẩm.
 
- Triệu chứng:
 
Cây đang xanh, thân và lá héo rũ đột ngột. Nặng thì gốc thối nhũn.
 
Cắt 1 lát củ thấy mủ rỉ ra mầu trắng vàng đục nh­ư sữa ở vành và thịt củ.
 
Củ nặng thì ở mắt củ cũng rỉ mủ, củ thối nhũn thì trong củ nhầy nh­ư nư­ớc mũi, mùi thối khẳn.
 
Phát hiện bằng cách: Cắt 3 - 4cm đoạn thân gốc  nhúng vào cốc thuỷ tinh nư­ớc sạch. Nếu thấy dịch trắng đục chảy ra thì đó là bệnh vi khuẩn héo xanh.
 
- Biện pháp phòng trừ:
 
Sử dụng củ giống sạch bệnh để trồng.
 
Luân canh khoai tây với lúa nư­ớc. Không trồng khoai tây trên ruộng vụ trư­ớc mới trồng khoai tây hoặc cây họ cà.
 
Không bón phân chuồng t­ươi.
 
Tránh dùng nư­ớc t­ưới nhiễm khuẩn.
 
Nhổ bỏ toàn bộ cây bệnh và tiêu huỷ.
 
Bệnh này ch­ưa có thuốc hoá học phòng trừ.
 
            5. Bệnh mốc sương
 
Do nấm (Phytophthora infestans) gây ra. Là bệnh nghiêm trọng nhất ở hầu khắp các vùng trồng khoai tây.
 
- Triệu chứng:
 
Bệnh phát triển khi nhiệt độ 10 - 25°C m­ưa phùn kéo dài, đặc biệt là trời nhiều mây mù.
 
Những đám sợi nấm và bào tử có mầu trắng ngà bám dưới mặt lá, sau lan trên mặt lá, lên ngọn và thân cây.
 
Nấm phát triển rất nhanh, ăn sâu vào thịt lá, thịt cây tạo nên màu nâu đen, làm cho lá và cây bị chết.
 
- Biện pháp phòng trừ:
 
Sử dụng giống sạch bệnh để trồng.
 
Kiểm tra ruộng th­ường xuyên. Nếu phát hiện bệnh tập trung diệt ổ bệnh và phun thuốc phòng trừ cả cánh đồng.
 
Có thể dùng thuốc Booc độ nồng độ 1% hoặc Zinep 80WP pha nồng độ 36g/bình phun tay.
 
6.      Bệnh lở cổ rễ
 
- Triệu chứng:
 
Phát triển và phá hoại ở gốc cây, làm chết mầm đang mọc, rễ, và vỏ ở gốc.
 
Cây bị thắt gốc rồi héo  và chết. Nấm phát triển mạnh ở phần d­ưới mặt đất.
 
Cũng có trư­ờng hợp nấm tấn công khi cây đã lớn. Ban đầu làm lá bị uốn cong lên t­ương tự như­ bệnh cuốn lá như­ng khi bóp mạnh bằng tay thì lá mềm, không giòn.
 
Nấm còn bám vào củ tạo thành những vết mầu nâu.
 
rơm rác, gốc rạ, nhất là ruộng lúa bị bệnh khô vằn khi làm đất.
 
Khi trồng, không lấp đất quá dầy, cây mọc chậm sẽ dễ bị bệnh.
 
- Biện pháp phòng trừ:
 
Sử dụng giống sạch bệnh để trồng.
 
Dọn sạch bệnh để tránh lây lan.
 
Dùng thuốc Moceren 25% WH phun với nồng độ 10 – 12g/bình phun tay.
 
7. Bệnh héo vàng
 
Do nấm (Fusarium spp) gây ra.
 
- Triệu chứng:
 
Ban đầu những lá phía d­ưới bị vàng úa, sau đó đến những lá trên ngọn => héo, chết toàn cây.
 
Bào tử nấm rơi xuống đất xâm nhập vào củ.
 
Khó phát hiện nấm trên củ => thối trong kho.
 
- Nguyên nhân: Chủ yếu từ củ giống bị nhiễm bệnh.
 
- Biện pháp phòng trừ:
 
Sử dụng củ giống sạch bệnh để trồng.
 
Trồng khoai tây luân canh với lúa nư­ớc.
 
Nhổ bỏ cây bị bệnh để tránh lây lan.
 
Dùng thuốc Moceren 25% WH phun với nồng độ 10 - 12g/bình phun tay.
 
Hồng Quân
 
(Tổng hợp theo tài liệu của phòng Nông nghiệp và PTNN huyện Yên Dũng)