Nấm trân châu là một loại nấm ăn có vị ngọt đậm đà, giòn, có mùi thơm hấp dẫn và có giá trị dinh dưỡng cao. Cứ 100g nấm tươi chứa 1,1g protein, 0,2g chất béo, 2,5g carbohy – drate và nhiều loại khoáng chất khác như canxi và phốt pho (3mg Ca, 33mgP)... Nấm trân châu có 2 phần rõ rệt gồm mũ nấm và thân nấm.
Mũ nấm: Hình nón, lúc nhỏ có màu nâu đậm, trên mặt mũ nấm có lớp nhầy, bên dưới mũ nấm có màng bao (dưới phiến nấm) khi nấm trưởng thành mũ nấm có màu nâu nhạt, đường kính mũ nấm từ 2-4cm. Chân nấm có màu trắng, cuống nấm dài từ 7-10cm, rất giòn.
 
            Các yếu tố môi trường ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát triển của nấm Trân Châu như: Nhiệt độ, độ ẩm, độ chiếu sáng, pH…
 
            - Nhiệt độ thích hợp trong giai đoạn nuôi sợi từ 24-270C, giai đoạn ra quả thể 25-280C.
 
            - Độ ẩm: Độ ẩm cơ chất từ 65-68%, độ ẩm không khí lúc nuôi sợi 65-70%, độ ẩm không khí lúc ra quả thể là 85%-95%.
 
            - pH: Môi trường thích hợp cho nấm trân châu có pH từ 4-7, ở giai đoạn ươm sợi nó cần môi trường axit yếu. Nhưng khi ra quả thể nấm trân châu cần môi trường trung tính pH từ 6-6,5.
 
            - Ánh sáng: Giai đoạn nuôi sợi nấm không cần ánh sáng, giai đoạn ra quả thể cần ánh sáng. Ngoài ra nấm trân châu có tính hướng quang rất rõ rệt.