1. Nguồn gốc:

Giống CNC11 là giống lúa thuần, được tạo ra từ giống gốc BT7 bằng con đường gây đột biến thực nghiệm nhờ tia gamma (nguồn Co60). Giống được Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia đánh giá là giống lúa có triển vọng. - Giống lúa CNC11 đã được Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận cho phép sản xuất thử tại các tỉnh phía Bắc theo Quyết định số 235/QĐ-TT-CLT, ngày 20/6/2016.

2. Một số đặc điểm chủ yếu

Giống CNC11 là giống lúa thuần, được tạo ra từ giống gốc BT7 bằng con đường gây đột biến thực nghiệm nhờ tia gamma (nguồn Co60). Thời gian sinh trưởng: vụ Xuân 122 - 125 ngày, vụ Mùa 102 - 105 ngày; Khả năng đẻ nhánh trung bình, dạng hình cây đứng gọn, Chiều cao cây trung bình vụ Xuân là 95-100cm, vụ Mùa là 105-110cm, Bông to, dài, hạt xếp sít, khối lượng 1000 hạt 22,5-23,0 gam, Năng suất 55 - 60 tạ/ha ở vụ Mùa, 60 – 65 tạ/ha  ở vụ Xuân, phẩm chất gạo trong, ít bạc bụng, chất lượng cơm mềm, dẻo, có mùi thơm, Mức độ chống chịu  sâu, bệnh khá, nhất là bệnh đạo ôn, bạc lá. Giống có khả năng chịu rét, chống đổ khá, khả năng thâm canh cao, tính thíchứng rộng; thích hợp gieo cấy chân đất vàn, vàn cao, vàn trũng

3. Kỹ thuật canh tác

3.1. Thời vụ gieo trồng:giống CNC11 có thể cấy cả 2 vụ Xuân và Mùa. Thời gian cấy áp dụng theo lịch thời vụ của từng địa phương

3.2. Lượng hạt giống (1 ha):từ 40 - 50 kg; mật độ cấy: 40 - 45 khóm/m2, cấy 2-3 dảnh/khóm, cấy nông tay.

3.3. Kỹ thuật ngâm ủ mạ:Ngâm hạt giống trong nước lã sạch 48 giờ trong vụ Xuân và 36 giờ trong vụ Mùa. Trong thời gian ngâm, cứ 6-8 tiếng thay nước rửa chua một lần, xả sạch đến khi không còn mùi chua. Khi hạt thóc no nước, đãi thật sạch, để ráo nước rồi đem ủ; khi ủ phải kín có thể giữ nhiệt đảm bảo cho quá trình nẩy mầm của hạt. Trong quá trình ủ phải kiểm tra, nếu hạt thóc khô phải tưới thêm nước. Khi hạt thóc nứt nanh thì đảo nhẹ, tãi mỏng để hạ nhiệt độ còn khoảng 250C. Khi mầm dài bằng 1/3 hạt thóc thì đem gieo.

3.4. Đất và làm đất:Đất được cày bừa kỹ, sạch cỏ dại và tàn dư sâu bệnh, sau đó san phẳng mặt ruộng.

3.5. Lượng phân bón và cách bón phân: Để đạt năng suất cao cần bón phân cân đối NPK, bón đúng thời kỳ và đúng liều lượng. Tùy theo loại đất và mùa vụ điều chỉnh lượng phân bón cho phù hợp.

Phân bón: Phân chuồng 8-10 tấn/ha (nếu không có phân chuồng thì dùng phân vi sinh lượng 420-555kg) + 150-160kg Urê + 500-555 kg supelân + 195-222 kg kaliclorua/ha... Nếu ruộng chua cần bón thêm 200 - 270 kg vôi bột.

Bón lót: Toàn bộ phân chuồng + Lân + 50% Đạm Ure + 50% Kali

Bón thúc lần 1: Khi mạ được 2,0 - 2,5 lá: 40% Đạm Ure + 50% Kali

Bón tiễn chân: Trước khi cấy 3 - 4 ngày với số phân đạm còn lại.

Chú ý:Nếu ruộng chua cần bón thêm 200 - 270 kg vôi bột/ha

6.3.6. Điều tiết nước:duy trì mức nước < 5 cm vào thời kỳ sau cấy đến thời kỳ đẻ nhánh hữu hiệu, > 20 cm vào thời kỳ cuối đẻ nhánh để hạn chế đẻ nhánh vô hiệu. Nếu lúa tốt, sinh trưởng mạnh thì nên rút nước phơi ruộng, hạn chế dinh dưỡng cũng có tác dụng làm giảm đẻ nhánh vô hiệu. Duy trì 5 - 10 cm nước vào thời kỳ làm đòng đến chín sữa. Sau thời kỳ chín sữa có thể rút nước, lúa tiếp tục vào chắc, thuận lợi cho khâu thu hoạch.

Trường hợp lúa xấu hoặc trên đất chua, mặn, phèn, phải duy trì mực nước 5 - 6 cm để hạn chế phèn, mặn.

6.3.7. Phòng trừ sâu bệnh:Thường xuyên kiểm tra các loại sâu bệnh, phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời theo hướng dẫn của ngành Bảo vệ thực vật.

Khuyến cáo: Để tránh lượng tồn dư thuốc Bảo vệ thực vật khi dùng có nguồn gốc hóa học trong sản phẩm lúa, gạo, chỉ được phép sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học. /.

ĐT t/h