Để có một vườn bưởi sai trĩu, mẫu mã quả bưởi đẹp là niềm mong muốn của tất cả các bà con trong trồng bưởi. Để có được điều này thì việc chăm sóc cây ngay sau khi cây đậu quả đóng một vai trò rất quan trọng.

1. Cắt tỉa bớt quả nhỏ

- Khi cây bưởi bắt đầu ra quả non khoảng 2 tuần, quả có đường kính từ 2-3cm thời điểm này một số quả sẽ bị rụng sinh lý, trong điều kiện chăm sóc kém một số cây còn bị rụng quả hàng loạt.

- Ngay từ khi quả còn nhỏ như có đường kính 2-3cm này thì nên chủ động tỉa bỏ quả ở những chùm quá dày, có thể để 1-2 quả trên một nhánh quả để định hình luôn số quả trên cây. Trong điều kiện bình thường nếu không chủ động cắt tỉa thì sau giai đoạn rụng quả sinh lý những quả trên nhánh sẽ tự rụng đi gây giảm năng suất cho cây.

Trong một số trường hợp cây bị hạn quá, thiếu dinh dưỡng, hoặc những yếu tố bất thuận khác xảy ra thì không những 2-3 quả rụng mà tất cả số quả trên nhánh đều bị rụng hết.

- Sức của cây bưởi diễn 5 năm tuổi chỉ mang được 150kg tương tương với 120 quả, nếu bắt cây mang nhiều hơn thì cây sẽ không chịu được hoặc nếu chịu được thì chất lượng quả vềc sau cũng thấp.

 Việc tỉa quả bà con nên tỉa 2-3 lần/năm, nếu thời tiết thuận lợi bà con chỉ cần tỉa 2 lần quả.

+ Tỉa quả lần 1: Sau khi đậu quả được 2 tuần. Tỉa lần đầu nếu trên cây có khoảng 300-400 quả thì nên tỉa bớt số quả chỉ để khoảng 200 - 250 quả trên cây.

+ Tỉa quả lần 2: Cách lần một 2 tuần. Sau khi tỉa lần một thì việc tỉa quả lần 2 sẽ gần với nhu cầu mong muốn với số quả người dân muốn để lại

+ Tỉa quả lần 3: Sau khi lần hai khoảng 3 tuần, trường hợp tỉa quả nếu thời tiết không thuận lợi. Nếu tỉa lần 3 thì bạn nên cần xác định số quả mong muốn để lại trên cây mà cắt tỉa.

- Không nên tỉa lần đầu về số quả mong muốn ngay vì trong giai đoạn quả phát triển thì thời tiết có thể ảnh hưởng đến chất lượng quả.

Khi cắt tỉa quả trên cành cần cắt bỏ những quả bé, quả méo không cân đối, quả dị hình, quả nằm những vị trí không thuận lợi. Khi cắt nên dùng dụng cụ chuyên dùng cho cây ăn quả.

2. Cắt tỉa những cành không ra hoa đậu quả trên cây bưởi

- Bên cạnh việc cắt tỉa quả non trên cành, thì việc cắt tỉa những cành khô, cành không ra hoa hoặc những cành cho ra hoa nhưng không đậu quả là rất cần thiết cho năng suất, chất lượng quả.

- Việc cắt bỏ những cành tăm cành sâu bênh, cành vượt, cành đã cho ra hoa nhưng không đậu quả, cành trong tán, cành vô hiệu không chỉ giúp cho cây thông thoáng, tránh sâu bệnh mà còn giúp cho cây tập chung dinh dưỡng nuôi quả trong giai đoạn này.

 Nên cắt tỉa vào mùa khô dáo không có mưa để tránh mầm bệnh xâm nhiễm vào cây hoặc lây lan bệnh từ cây này sang cây khác.

Cố gắng cắt sát hếtcành cần cắt, làm như vậy sẽ làm cho cành tạo ra được lớp vỏ bù lại cho cành mà không bị bật lên những mầm mới.

3. Bổ sung dinh dưỡng cho cây bưởi giai đoạn quả non

- Ngay sau khi cắt tỉa quả lần một thì cần tiến hành bổ sung dinh dưỡng cho cây, lượng phân bón cho cây phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tuổi cây, nền vườn, chất đất, thế sinh trưởng của cây. Nếu như sau khi thu hoạch bà con đã bón nhiều phân, cây sinh trưởng mạnh, lá xanh tốt thì nên giảm lượng phân bón trong giai đoạn này xuống. Ngược lại nếu cây còi cọc lá không xanh thì cần tăng lượng phân bón.

- Trong giai đoạn này đạm và kali tham gia vào thành phần cấu tạo tế bào cây, chuyển các chất dinh dưỡng về nuôi quả. Khi ra hoa đậu quả cây cần huy động một lượng nhất định do vậy cần bổ sung dinh dưỡng này cho cây, khi bón cần phải bón đúng lượng nếu bón thừa hoặc thiếu sẽ gây rối loạn,  mất cân bằng trong quá trình trao đổi chất của cây.

- Lượng bón phân phù thuộc vào chất đất của cây, trung bình trên cây 4-5 năm tuổi nếu để 100-150 quả/cây thì cần bón 100g N – 100g K.

- Khi bón phân nếu vườn có độ ẩm đất cao bà con không cần rạch rãnh mà có thể bón phân theo hình chiếu của tán, trường hợp đất vườn khô thi cần rạch rãnh sâu từ 3-5cm xung quanh mép tán, tuyệt đối không nên rạch rãnh quá sâu để tránh đứt rễ tơ của cây.

- Sau khi bón xong cần lấp đất lại để phân không bị bốc hơi, song song với việc lấp đất cần tưới nước luôn cho cây.

4. Phòng trừ sâu hại trên cây bưởi giai đoạn quả non

- Trong giai đoạn này bà con cần chú ý đến việc phòng trừ sâu hại, thời kỳ này cần chú đến việc phun phòng trừ các loại sâu hại nhất là nhện đỏ. Ngay khi quả có kích thước 2,5-3cm là cần phun phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM)

- Để trừ nhện bà con nên tìm hiểu các loại sản phẩm uy tín hoặc các của hàng có uy tín để mua thuốc. Do vòng đời của nhện ngắn, sinh trưởng phát triển nhanh, có khả năng kháng thuốc nên bà con cần phun đúng kỹ thuật, luôn phiên phun thuốc, phun kép và sử dụng đúng hướng dẫn của nhà sản xuất thuốc.

- Ngoài nhện gây hại thì thời kỳ này cây bưởi còn bị sâu róm gây hại. Sâu róm thường gây hại trên điều kiện vườn dậm dạp, chăm sóc không tốt.

- Sâu róm gây hại quanh năm, khả năng một con sâu róm trong giai đoạn này có thể gây hại lên đến 5-6 quả/ngày. Ở giai đoạn quả non thì sâu róm thường gây hại ở đầu nhụy của quả, sâu đục vào đầu cuống của quả sẽ khiến quả bị rụng. Sâu róm gây ra tác hại nặng đối với quả là sau khi gây hại đầu nhụy quả này xong sẽ sang gây hại cho đầu nhụy quả khác.

- Vì vậy, bà con cần hết sức lưu ý đến việc phòng trừ sâu róm đục quả trên cây ở giai đoạn này, nên kiểm tra thường xuyên vườn ở giai đoạn này để có biện pháp phòng và điều trị sâu hại trên cây.

BBT