Táo Đài Loan được coi là cây trồng giúp giảm nghèo của nhiều người dân tỉnh Bắc Giang. Nhiều năm qua, hiệu quả từ mô hình trồng cây táo đã mang lại lợi nhuận kinh tế cao góp phần cải thiện cuộc sống của người dân.
1. Đặc tính: Cây táo Đài Loan là một giống táo mới cho hiệu quả kinh tế cao. Mang đặc tính chung của các loại táo là thời gian cho quả rất nhanh (sau 1 năm), rất dễ trồng và chăm sóc, cùng với ưu điểm riêng là quả táo đài loan to (8 -10 quả/kg) ăn giòn, ngọt, vỏ mỏng nên táo đài loan đang được rất nhiều bà con lựa chọn làm cây để phát triển kinh tế gia đình.
2. Kỹ Thuật trồng và chăm sóc:
- Thời vụ: Táo có thể trồng từ tháng 11– 4 năm sau, song tốt nhất trồng vào tháng 2 – 3.
- Khoảng cách và mật độ trồng: Khoảng cách cây cách cây từ 4 – 5m, hàng cách hàng 5– 6m, đào hố sâu 40cm, rộng 40 – 60cm. Bón lót 30kg phân chuồng + 0,5kg vôi bột + 1kg super lân trộn đều với lớp đất mặt đưa xuống đáy hố, đào hố và bón phân lót trước khi trồng 20-30 ngày.
- Chăm sóc: Giai đoạn đầu sau trồng phải giữ ẩm đều, kịp thời loại bỏ chồi dại. Bón phân: Trồng được 20-30 ngày có thể tưới nước phân pha loãng, mỗi tuần tưới 1 lần trong 1-2 tháng đầu. Sau đó định kỳ bón thúc 1 lần bằng phân hỗn hợp NPK và các loại phân bón lá bổ sung khác. Lượng phân NPK Sitto Phat 16-16-8-15SiO2+TE bón mỗi lần từ 0,2-1,5kg/gốc tuỳ cây nhỏ hoặc lớn. Cách bón: Lần 1: Ngay sau khi đốn táo ta xới xung quanh gốc, bón 10-20kg phân chuồng + Sitto Phat 16-16-8-15SiO2+TE với liều lượng 1kg/gốc kết hợp phun phân bón lá NANO-S với liều lượng 30ml cho bình 16 lít phun đều trên cây lá để cây sinh trưởng và phát triển thân cành lá tốt, giúp cây chống chịu hạn tốt hơn. Lần 2: Trước khi cây ra hoa rộ, bón phân Sitto Phat 16-16-8-15SiO2+TE với liều lượng 1-1,5kg/gốc, kết hợp phun phân bón lá Amino Kyto (Thần Nông 888) với liều lượng 30ml cho bình 16 lít phun ướt đều mặt lá để tăng hệ miễn dịch, hạn chế nấm bệnh phun định kỳ 7 ngày/lần (2-3 lần). Lần 3: Sau khi cây đậu quả xong, bón phân Sitto Phat 16-8-16-12SiO2+TE với liều lượng 1-1,5kg/gốc tùy theo số lượng quả trên cây mà số lượng bón tăng hay giảm, kết hợp phun phân bón lá Caciul-Boron với liều lượng 30ml + Vita Plant 20gr/ bình 16 lít phun ướt đều mặt láđể tăng khả năng thụ phấn và đậu trái và phun định kỳ 7 ngày/lần (2-3 lần).
Cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Cắt bỏ cành bị sâu bệnh, cành dưới tán. Đối với táo sau mỗi vụ thu hoạch cần phải sử dụng biện pháp kỹ thuật đốn để tập trung dinh dưỡng và thân cành mới cho vụ sau.Nên trồng xen một số lọai cây rau màu, đậu (đỗ) khi đốn tái sinh cây táo để tăng thu nhập và hạn chế bớt cỏ dại.
3. Phòng trừ sâu bệnh:
- Rệp sáp phấn (Planococcus lilacinus): Rệp bám từng ổ trên đọt non, mặt dưới lá và chùm hoa, bên ngoài có lớp bột trắng bao phủ. Rệp chích hút nhựa làm lá và chùm hoa xoăn lại, đồng thời có nấm bồ hóng phát triển. Phun các thuốc Supracide, Suprathion, Bi 58 để phòng trị.
- Sâu cuốn lá (Archips micaceana): Sâu non nhả tơ cuốn một hoặc vài lá thành tổ, nằm trong đó ăn lá. Dùng các thuốc Pyrinex, Karate, Proclaim, Selecron …
- Ruồi đục quả (Bactrocera dorsalis): Phòng trừ bằng các biện pháp không để quả chín lâu trên cây, thu nhặt tiêu huỷ các quả rụng. Khi ruồi trưởng thành phát sinh dùng thuốc dẫn dụ Metyleugenol (Vizubon-D). Khi quả đã già sắp chín phun ngừa bằng các thuốc Trigard, Fastac. Biện pháp bao quả có tác dụng tốt hạn chế ruồi và sâu đục quả.
- Bệnh phấn trắng (do nấm Oidium sp.): Phòng trừ bằng cắt bỏ tiêu huỷ bộ phận bị bệnh, phun các thuốc gốc đồng, lưu huỳnh, Anvil, Rovral, Topsin.
4. Thu hoạch: Từ khi ra hoa đến khi thu họach khoảng 4 tháng. Trái chín sẽ có da láng, chuyển sang màu nhạt hơn và có màu sáng, có mùi thơm. Có thể chia ra thu họach thành nhiều đợt do trái chín không tập trung.
Giống táo Đài Loan quả to, mã sáng, ăn ngọt và giòn hơn so với các loại táo thông thường, được thương lái và người tiêu dùng ở Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội rất ưa chuộng, nhất là vào dịp Tết Nguyên đán. Táo Đài Loan cho giá trị kinh tế cao, năng suất ổn định, dễ trồng, đầu tư thấp và không kén đất.
BBT