Giảo cổ lam là một trong những dược liệu cổ quý hiếm được sử dụng với rất nhiều công dụng trong y học. Chính vì vậy giảo cổ lam còn được ưu ái đặt tên là- cỏ trường thọ. Sau đây là quy trình nhân giống cây Giảo cổ lam bằng công nghệ khí canh.
* Nguyên vật liệu:
- Nhà nhân giống khí canh: Toàn bộ hệ thống khí canh được đặt trong nhà màng có mái che plastic, kiểm soát được nhiệt độ, ánh sáng và chắn côn trùng hại cây. Thông thường có thể sử dụng lưới đen để cắt nắng và quạt thông gió làm giảm nhiệt độ nhà trồng cây trong điều kiện thời tiết quá nắng nóng.
- Hệ thống khí canh hoạt động theo nguyên tắc: Dung dịch dinh dưỡng được phun thẳng vào rễ cây dưới dạng sương mù theo chế độ ngắt quãng, khoảng cách giữa hai lần phun và thời gian phun phụ thuộc vào từng giai đoạn của cây. Thời gian này được thiết lập và cài đặt sẵn. Hệ thống khí canh được thiết kế.
Cây giống:Cây Giảo cổ lam cao 5 - 7 cm, có từ 4 - 5 lá, cây khỏe, mập, có rễ, sạch bệnh, không dị dạng.
* Phương pháp tiến hành:
Các bước tiến hành
Bước 1. Khử trùng: Khử trùng bồn khí canh và tấm alu đỡ cây: Sử dụng dung dịch Javen nồng độ 5% phun lên bồn khí canh và tấm alu đỡ cây, để qua đêm, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
Bước 2. Chuẩn bị dung dịch trồng: Dung dịch được pha chế với nồng độ chuẩn tùy theo thể tích của thùng chứa, sau đósử dụng acid phosphoric (H3PO4) để chuẩn đến pH, EC thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển tốt (pH= 6 - 6,5, EC= 1000 - 1200 µs/cm), đặt chế độ phun dinh dưỡng (phun/nghỉ=10 giây/10 phút).
Công thức pha dung dịch gốc (dinh dưỡng khí canh)
STT |
Loại hoá chất cần |
Pha cho bình 30 lít (g) |
Ghi chú |
Tỷ lệ pha |
1 |
KNO3 |
6.000 |
Bình A |
2 |
2 |
Ca(NO3)2 |
6.000 |
Bình B |
2 |
3 |
NH4H2PO4 |
4.500 |
Bình C |
2 |
4 |
KH2PO4 |
4.500 |
Bình D |
2 |
5 |
MgSO4 |
4.500 |
Bình E |
2 |
6 |
Fe3+ |
300 |
Bình F |
1 |
7 |
H3BO3 |
40 |
Bình G |
1 |
8 |
MnSO4.H2O |
100 |
||
9 |
ZnSO4.7H2O |
22 |
||
10 |
CuSO4.5H2O |
8 |
||
11 |
(NH4)6MoO4.2H2O |
2 |
Bước 3. Phương pháp ra cây: cây từ trong bình nuôi cấy được lấy ra nhẹ nhàng bằng panh, sau đó dùng nước sạch để rửa sạch môi trường (agar, đường, ...) còn dính vào rễ nhằm tránh vi khuẩn, nấm phát triển gây hại cho cây, thỉnh thoảng thay nước cho sạch. Các thao tác phải thật nhẹ nhàng, tránh làm dập nát cây. Sau đó cắm cây vào các giá đỡ đặt trong bồn khí canh sao cho phần rễ nằm hoàn toàn phía mặt dưới của tấm alu và gốc cây không ngập sâu quá 1 cm. Trong 5-7 ngày đầu sau trồng chỉ nên phun nước để tránh sốc dinh dưỡng cho cây (đây gọi là thời gian luyện cây), sau đó mới thay bằng dung dịch dinh dưỡng. Đồng thời điều chỉnh thời gian phun thích hợp đế tránh cây bị mất nước gây héo.
Sau trồng từ 10-12 ngày thì cây Giảo cổ lam bật mầm mới. Khi cành Giảo cổ lam có 6-7 đốt thì tiến hành cắt ngọn.
Bước 4. Phương pháp cắt ngọn: Khoảng 3-4 ngày tiến hành cắt ngọn một lần. Thao tác cắt yêu cầu đúng kỹ thuật, khử trùng dụng cụ bằng cồn 70° hoặc bằng ngọn lửa đèn cồn sau mỗi lần cắt, dụng cụ cắt là lưỡi dao lam hoặc dao chuyên dụng trong nuôi cấy mô. Kỹ thuật viên cần đeo găng tay y tế trong khi cắt và trồng cây.
Tiêu chuẩn ngọn cắt: Ngọn cắt có 2 đốt, có 2 lá, không dị dạng, không có lá kép. Sau đó cắm ngọn đã cắt vào các khay đặt trong bồn khí canh với mật độ 850 - 880 cây/m2 . Dinh dưỡng hao hụt được bổ sung thêm nước và điều chỉnh lại pH, EC 1 ngày 1 lần (ngưỡng pH = 6 - 6,5 và EC = 1000 - 1200 µs /cm)
Các ngọn cắt giâm trên hệ thống khí canh sau 3 - 5 ngày bắt đầu xuất hiện rễ và ra rễ sau 5-7 ngày, số lần cắt ngọn đạt 5 - 6 lần/tháng.
Bước 5. Trồng cây ra ngoài đất:
Lựa chọn giá thể tơi xốp, dễ thoát nước (3 đất: 2 xơ dừa hoặc 3 đất: 2 mùn cưa: 1 trấu hun).
Khi cây trong bồn khí canh có từ 4-5 lá thật, rễ cây từ 2-3 cm tiến hành chuyển cây ra trồng vào đất đã chuẩn bị. Sau khi trồng tưới nước cho chặt gốc, sau trồng 5-7 ngày để cây ổn định rễ tiến hành bón dinh dưỡng cho cây.
Trên đây là toàn bộ quy trình nhân giống cây Giảo cổ lam bằng công nghệ khí canh.
BBT