1. Chọn địa điểm trồng.

Cây trà hoa vàng giai đoạn đầu cần được che một phần ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp để có thể sinh trưởng tốt do vậy cần trồng dưới tán cây, tỷ lệ che nắng tốt nhất là khoảng 40-50%. Nếu trồng thuần thì cần làm giàn che cho cây trà
trong giai đoạn đầu, khi cây trà lớn lên có thể dỡ bỏ giàn che.

2. Khoảng cách, mật độ trồng

- Khoảng cách: Hàng cách hàng 2m, cây cách cây 1,2 - 1,3m.

- Mật độ trồng: 4000 cây/ha.

3. Làm đất, bón lót

- Làm đất: Cuốc hố kích thƣớc 40 x 40 x 40 cm.

- Bón lót phân chuồng và phân lân với lượng: 20 - 30 tấn phân chuồng cho

1ha; 800 - 1000kg lân cho 1ha.

4. Thời vụ trồng:  Thời vụ trồng là tháng 3- 4 và tháng 7 - 8.

5. Trồng trà hoa vàng

- Bóc túi bầu, lưu ý khi bóc cần cẩn thận, không được làm vỡ bầu.

- Đặt cây trà theo hướng thẳng đứng rồi lấp đất, lấy tay ấn chặt xung quanh gốc.
- Trồng xong tƣới nước ẩm, duy trì độ ẩm quanh gốc cây trà trong thời gian đầu.
6. Chăm sóc trà hoa vàng giai đoạn kiến thiết cơ bản

- Trồng giặm: Trồng giặm là công việc rất quan trọng để đảm bảo mật độ của nương trà. Sau trồng 1 - 2 tháng cần kiểm tra ngay xem cây nào chết phải tiến
hành trồng giặm ngay bằng cây cùng tuổi. Thường phải dự trữ 10% số cây giống cùng loại cho trồng giặm. Để cây trà trồng giặm đáp ứng đƣợc yêu cầu thì cần
phải chuẩn bị cây.

- Thời vụ trồng giặm là tháng 3- 4 và tháng 7 - 8 (trùng với thời vụ trồng chè), chọn những ngày trời râm mát, đất đủ ẩm để tiến hành trồng giặm, nếu giặm xong trời hạn phải tưới nước. Đảm bảo cây trồng giặm không bị cỏ dại lấn át và sâu bệnh phá hại.

- Phá váng: Phá váng nhằm mục đích tạo độ thông thoáng cho bộ rễ phát
triển tốt. Đối với trà hoa vàng khi trồng đã được tủ gốc (lau lách, rơm rạ, cây phân
xanh...) thì không cần phải phá váng. Đối với trà trồng không được tủ gốc do gặp
trời mƣa đất bị đóng váng, bí chặt thì nên phá váng. Dùng cuốc xăm nhẹ lớp đất
xung quanh gốc, làm vào những ngày trời nắng ráo (thường sau trồng 1 - 2 tháng
mà bị mưa đất chặt bí thì bắt đầu phá váng). Khi phá váng cần chú ý làm nhẹ
nhàng cẩn thận tránh làm tổn thương bộ rễ của cây con.

- Phòng trừ cỏ dại:

+ Mục đích: Không để cỏ dại lấn át, tranh chấp nước, dinh dưỡng, ánh sáng với cây trà. Thông qua việc xới cỏ làm thông thoáng, tăng lượng ôxy trong đất tạo điều kiện cho bộ rễ sinh trưởng tốt. Làm mất nơi cư ngụ của sâu bệnh.

+ Kỹ thuật trừ cỏ dại: Với cây giai kiến thiết cơ bản nếu để cỏ sinh trưởngmạnh, lấn át cây trà, khi thao tác làm cỏ dễ làm đứt rễ và cả cây (đây là một trong những nguyên nhân gây mất khoảng); Đối với cây trà kiến thiết cơ bản khi nào có cỏ là tiến hành làm, làm ngay khi cỏ còn non chưa ra hoa rụng hạt. Xung quanh gốc cây cần làm sạch cỏ bằng tay để tránh làm ảnh hưởng đến bộ rễ của cây con.

Lưu ý: Những vườn trà có nhiều cỏ sinh trưởng bằng thân ngầm (như cỏ
gấu, cỏ tranh) hoặc những cỏ có khả năng tái sinh mạnh như thài lài, khi xới cỏ
xong cần nhặt hết thân ngầm ra bìa lô để phơi khô đốt diệt, hoặc dùng thuốc trừ cỏ đề diệt trừ.

- Bón phân giai đoạn KTCB:

 

Loại chè

Phân nguyên chất

Số lần bón

Thời gian bón

Phương pháp bón

Loại phân

Kg/ha

Tuổi1

 

ĐạmUrê

150

4

2;5; 7; 9

 

Trộn đều, bón sâu 6- 8cm,
cách gốc 25- 30cm, lấp đất
kín phân

 

Supe lân

250

1

2;7

 

Kaliclorua

80

1

5; 7; 9

 

Tuổi2

 

ĐạmUrê

200

3

2;5; 7; 9

 

Phương pháp bón như tuổi 1,
rạch hàng, bón, lấp đất kín
phân

 

Supe lân

350

2

2;7

 

Kaliclorua

100

2

5; 7; 9

 

HC

15000

1

11- 12

Tuổi2

 

ĐạmUrê

300

3

2;5; 6-7,9

 

Phương pháp bón như tuổi 1,
rạch hàng, bón, lấp đất kín
phân

 

Supe lân

450

2

2, 6-7

 

Kaliclorua

120

2

2; 5;7; 9

 

HC

15.000

1

11- 12

BBT