Ảnh: minh hoạ
Khoai sâm đất là loại cây có thân mềm, vỏ nhẵn, củ thơm ngon màu vàng óng đẹp mắt. Ở nước ta, củ sâm thường được trồng ở các vùng miền núi, nơi có khí hậu nhiệt đới. Trong Đông y, củ sâm đất là một dược liệu quý, dùng làm thuốc phòng chữa bệnh và nâng cao sức khỏe. Cây này dễ trồng sinh trưởng tốt ở những nơi có khí hậu lạnh và độ cao hơn 1.600m so với mực nước biển.
1. Chuẩn bị trồng
- Chọn đất:Nên chọn những nơi có đất màu mỡ, khô ráo để trồng. Bạn nên phối trộn đất thịt vườn nhà với một số phân hữu cơ hoại mục để trồng cây. Để tránh mầm bệnh cho cây đó là rắc một ít vôi bột xung quanh đất trồng, khoảng nửa tháng sau hẵng trồng cây con xuống.
- Vị trí trồng:Khoai sâm là loại cây ưa ánh sáng do đó nên trồng cây tại những nơi có nhiều ánh sáng, độ ẩm cao.
2. Cách trồng khoai sâm
- Trồng từ hạt:Hạt giống sau khi thu hái để tỉ lệ nảy mầm cao thì bạn cần phải được ngâm trong nước ấm khoảng 6 – 8 tiếng, rồi vớt ra để ráo, sau đó gieo hạt bằng cách dùng que nhọn chọc lỗ sâu 1cm trên đất rồi cho 2-3 hạt/ lỗ, lấp đất rồi dùng lưới che nắng cho luống gieo.
- Trồng từ hom:Cách trồng sâm đất từ hom, bạn lấy hom từ thân hoặc củ cây mẹ, khi lấy bạn nên lấy hom từ đoạn gốc đến hết phần bánh tẻ của thân, không nên lấy ở phần ngọn quá non bởi vì dễ bị thối gốc khi giâm.
Khi cắt hom bạn cần dùng những vật dụng sắc bén tránh làm dập nát. Hom được cắt từ thân phải có ít nhất từ 3 – 4 mắt lá và dài từ 10-20 cm, tỉa bớt lá trên hom chừa khoảng 1/3 lá, sau đó đem giâm vào luống.
Trong thời gian này bạn cần thường xuyên tưới ẩm. khoảng 10 -15 ngày sau khi giâm thì hom giâm bắt đầu phát rễ thì bạn có thể đem trồng.
Cách trồng cây sâm đất, bạn cần làm luống với kích thước rộng 1,2m và cao từ 10 – 20 cm, khoảng cách giữa các cây là 15 – 20cm. Có thể trồng sâm đất trong thùng xốp hay chậu. Đất trồng phù hợp: 80% đất thịt + 10% phân chuồng hoai mục+ 10% tro trấu hoặc rơm.
3. Cách chăm sóc
Ngoài việc tưới nước thường xuyên và bổ sung chất dinh dưỡng cho cây bằng phân hữu cơ, cách trồng cây sâm đất đúng kỹ thuật là phải chăm sóc phòng ngừa sâu bệnh.
Bón phân để đảm bảo dinh dưỡng nuôi cây phát triển nếu không bón cây sẽ nhanh còi cọc và đổ bệnh không thể phát triển được. Phân bón cho cây sâm đất rất đơn giản người trồng có thể bón phân: đạm, lân, phân chuồng hoai mục…đều được.
Trong quá trình trồng, bạn cần thường xuyên quan sát để nhổ hết cỏ dại mọc xung quanh, tỉa bỏ lá già, thu gom xử lý cây sâu bệnh. Đồng thời, thực hiện những biện pháp chống côn trùng, dịch hại bằng cách che chắn cẩn thận bằng bẫy lồng hoặc lưới rào.
4. Thu hoạch
Khi cây trổ hoa vàng tươi thì chúng ta bắt đầu thu hoạch. Nếu bạn muốn sử dụng lá sâm đất thì chỉ cần cây tăng trưởng 20 – 30 cm là có thể cắt đi, từ đó phần thân sẽ đâm chồi lá mới .
Đối với vùng chân núi hay trung du thì phải thu hoạch sớm trước tháng 11 dương lịch. Nếu thu hoạch trễ, củ rễ có thể bị nhũn, hỏng .
BBT