Hình ảnh: cây chè bị bệnh
Phòng trừ sâu, bệnh hại bằng biện pháp tổng hợp đảm bảo hợp lí về kinh tế và bền vững dựa trên sự phối hợp biện pháp trồng trọt, sinh học, giống khoẻ và hoá học, nhằm đạt sản lượng cao nhất với tác hại ít nhất cho môi trường.
- Biện pháp canh tác:Vệ sinh nương đồi, lấp đất diệt nhộng, diệt mầm bệnh, bón phân hợp lí, thay đổi thời kỳ đốn, hái chạy non để loại bỏ chứng sâu, mầm bệnh.
- Biện pháp sinh học sinh thái: Trồng cây bóng mát với loại thích hợp và có mật độ đảm bảo độ ẩm trên nương chè, hạn chế đến mức thấp nhất thuốc hoá học, tăng cương sử dụng thuốc có nguồn gốc sinh học (SH01, Sông Lam A, Sukopi...) để đảm bảo duy trì tập đoàn thiên địch có ích cân bằng sinh thái nương chè.
- Biện pháp hoá học:Khi sử dụng thuốc BVTV cần phải đảm bảo các yêu cầu như:
+ Không phun thuốc theo định kỳ, không phun phòng. Phun thuốc theo dự tính, dự báo khi có sâu nở mật độ cao hoặc chè mới bị bệnh.
+ Thuốc BVTV khi sử dụng cần phải được kiểm tra, giám sát chặt chẽ đúng với danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng trên chè của Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt.
+ Thuốc BVTV cần phải được chọn lọc cao dựa trên mức độ ảnh hưởng của nó tới hệ sinh thái, mức độ an toàn của sản phẩm, giảm sự nguy hiểm tới người lao động và môi trường.
+ Tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc; đúng thời điểm; đúng liều lượng và đúng nồng độ; đúng cách) và đảm bảo thời gian cách ly ghi trên nhãn thuốc.
+ Thường xuyên luân phiên thuốc để hạn chế tính kháng, hạn chế dư lượng hóa chất thuốc BVTV trên chè... nên sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học.
Lưu ý: Toàn bộ bao gói phân bón, thuốc BVTV và các sản phẩm khác sau khi sử dụng cho chè phải được thu gom lại, không được vất bừa bãi trên nương chè. Các sản phảm thu gom nên phân làm 2 loại, loại tái sinh được đưa về nơi chứa để có thể tiếp tục tái chế, loại không tái sinh được cần phải được chôn vùi hoặc tiêu huỷ.
BBT