Hình ảnh: Dòi đục thân cây tỏi
- Triệu chứng gây hại
Dòi trưởng thành (ruồi) châm nhiều vết liên tiếp nhau trên lá để hút dịch đồng thời trong số ít các vết châm đó là nơi để ruồi đẻ trứng.
Dòi non nở bên trong thân, chúng đục thành các đường hầm dài khoảng 1-1,5cm ở vách trong mặt lá để ăn biểu bì lá.
- Đặc điểm hình thái
- Trứng có màu trắng và dài được xếp thành từng nhóm trên thân, lá, củ của cây ký chủ và gần mặt đất, trong các kẽ đất.
- Ấu trùng: sâu non được gọi là dòi, dòi dài khoảng 2mm, màu trắng trong, phần trước hơi vàng, trông rõ ruột bên trong màu đen. Thời gian sống của dòi khoảng 3-4 ngày.
- Nhộng màu nâu vàng, dài khoảng 1,5 mm, rộng 0,7 mm. Thời gian phát dục từ 6 - 8 ngày. Nhộng thường phân bố ở vị trí cuối cuống lá hoặc dưới mặt đất.
- Trưởng thành: Ruồi có kích thước từ 3-5mm, chân màu đen, đôi cánh trong suốt, mắt kép màu nâu
- Đặc điểm sinh sống, phát sinh gây hại
- Con cái đẻ trứng dài, trắng gần gốc cây, trong các kẽ đất. Trứng nở trong 2-7 ngày. Sâu non sau khi nở bò lên, bò vào vỏ bọc lá và đi tới phần ống hoặc bẹ lá. Sâu non ăn bẹ lá và phát triển đầy đủ trong 2-3 tuần, sâu non thường tập chung cắn phá củ và bẹ lá, 50 con dòi có thể ăn hết 1 bẹ lớn, ấu trùng có thể nở từ trứng của nhiều con ruồi cái.
- Những con sâu đẫy sức bò ra khỏi bẹ lá và hóa nhộng trong đất. Sau 2-3 tuần, hóa bướm và bắt đầu thế hệ mới. Trong thế hệ thứ ba, dịch hại thường tấn công phần củ tỏi ngay trước khi thu hoạch.
- Sâu đục vào củ ăn các mô thịt trong lòng của tỏi làm cho tỏi bị tổn thương, không dẫn được nước, chất dinh dưỡng, tạo cơ hội cho các vi khuẩn, nấm xâm nhập củ gây thối củ, thối rễ, úa lá, chết cây. Sâu hại cả sau khi thu hoạch và bảo quản.
BBT