Hình ảnh: Bệnh sương mai trên cây hành

1. Bệnh khô đầu lá (Stemphylium botryosum)

Là một bệnh nguy hiểm đối với những cây thuốc họ hành tỏi (Liliaceae) ở nước ta hiện nay. Bệnh có thể phát sinh và gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng của cây tỏi, nhưng thường gây hại mạnh từ khi hình thành củ đến khi thu hoạch (tháng 11, 12).

  • Triệu chứng

Vết bệnh có hình bầu dục dài, lúc đầu có màu xám trắng sau đó tâm vết bệnh chuyển thành màu nâu vàng trên nền trắng xám, sau từ 5 - 7 ngày gãy gục ở giữa và khô lụi. Chiều dài vết bệnh có thể kéo dài từ 10-20cm. Trời ẩm, mưa phùn bệnh phát triển mạnh và phía trên bề mặt vết bệnh có lớp nấm màu nâu đen.

  • Nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh phát triển

Bệnh do một nấm Stemphylium Botryosum W gây nên. Ngoài tỏi, nấm còn hại trên nhiều loại cây trồng khác như: hành, súp lơ, khoai tây, cà chua,...

Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện trời âm u, nhiều sương mù, sương muối, nhiệt độ từ 22-25oC. Giai đoạn tỏi hình thành củ (từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 2) là giai đoạn cây dễ mắc bệnh nhất.

Thực tế đồng ruộng cho thấy, những ruộng trồng dầy, ruộng bón thừa phân đạm làm cây tỏi yếu ớt, ruộng luôn trong tình trạng ẩm ướt… thường là những ruộng bị bệnh gây hại nhiều hơn những ruộng khác.

2. Bệnh sương mai

  • Triệu chứng

Bệnh thường hại trên lá già sau đó lan xuống củ. Lá già bị bệnh có màu xanh nhạt, trên có lớp nấm màu trắng che phủ lên vết bệnh sau đó chuyển sang màu xanh hơi đỏ. Bệnh nặng làm lá bị gãy gục và chết.

  • Nguyên nhân và điều kiện phát sinh phát triển
  • Bệnh do nấm Peronospora destructor gây ra. Bệnh thường xuất hiện cục bộ ở một vài ruộng sau đó lan sang các ruộng xung quanh, bào tử nấm lan truyền nhờ gió.
  • Bệnh phát sinh, phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ thấp hơn 22oC và độ ẩm cao, trời có nhiều sương mù. Nhiệt độ cao và ẩm độ thấp hạn chế sự phát triển của bệnh.
  • Cây còn nhỏ ít bị bệnh gây hại. Cây lớn các lá già bị hại trước sau đó lan dần đến củ, cuối cùng cây còn ít lá, củ nhỏ và sau đó cây chết. Nấm tồn tại trong củ trong thân và qua đông ở đó.

Theo dõi quá trình tỏi sinh trưởng và phát triển, cây tỏi không bị mắc bệnh, nhiễm sâu bệnh hại. Trong quá trình trồng và chăm sóc tỏi, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học để phòng bệnh như:Trichoderma Bacillus (Tricho HLC); Nano đồng oxyclorua; Nano bạc đồng HLC. Nồng độ và tần suất phun của các loại thuốc thể hiện ở bảng 9.

Bảng 9. Nồng độ phun, tần suất phun của các loại thuốc

STT

Tên thuốc BVTV sinh học

Nồng độ phun

Tần suất phun

1

Trichoderma Bacillus

Tỷ lệ 1:600 (500 ml thuốc pha với 300 lít nướcphun tưới cho 1000m2)

1 tháng/lần

2

Nano đồng oxyclorua

Tỷ lệ 1:400 (500 ml thuốc pha với 200 lít nước phun tưới cho 1000m2)

1 tháng/lần

3

Nano bạc đồng HLC

Tỷ lệ 1:300 (500 ml thuốc pha với 150 lít nước phun tưới cho 500m2)

1 tháng/lần

Ngoài ra, các biện pháp kỹ thuật bón phân, mảng che phủ, tưới nước của sử dụng tại mô hình trồng tỏi của dự án cũng góp phầm giảm thiểu sâu bệnh hại cây tỏi. Cụ thể:

+ Sử dụng màng phủ nông nghiệp (màng PE phủ đất) hạn chế được cỏ dại hạicây, hạn chế khả năng hoạt động của các loại côn trùng, sâu bệnh hại. Nhờ sử dụng màng phủ nông nghiệp mà các loại nấm gây hại thường gặp như nấm Rhizoctonia, Sclerotium, đốm phấn, thán thư… cũng giảm khả năng khuếch tán, hạn chế gây hại.

+ Sử dụng phân bón hữu cơ: Phân hữu cơ sau khi phân hủy sẽ cung cấp mùn cho đất, làm tăng độ pH, độ chua đất giảm và tạo điều kiện cho các loại vi sinh vật có lợi trong đất phát triển, giảm sinh vật có hại. Ngoài ra, phân hữu cơ giúp cây cứng cáp hơn, lá dày, rễ cây chắc khỏe hơn, khả năng kháng bệnh và chống chịu các điều kiện bất lợi cũng tốt hơn.

+ Sử dụng hệ thống tưới phun mưa: Có tác dụng cải tạo vi khí hậu khu tưới, hạn chế sâu bệnh, có dại phát triển.

BBT