Hình ảnh: Bọ trĩ hại cây nho
1. Yêu cầu kỹ thuật trong phòng trừ sâu bệnh đối sản xuất thâm canh nho
Nguyên tắc chung là phải áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) để phòng trừ sâu bệnh hại nho.
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cần tuân thủ theo nguyên tắc “4 đúng” (đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc, đúng cách).
+ Đúng lúc: Phun thuốc khi mật độ sâu hại đạt tới ngưỡng gây hại, mật độ trứng và sâu non các tuổi có chiều hướng gia tăng; phun thuốc khi sâu non ở tuổi 1, tuổi 2. Nên phun thuốc vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Không phun thuốc vào lúc thời tiết quá nóng, trời nắng gắt, trời sắp mưa, có gió to.
+ Đúng thuốc: Sử dụng đúng loại thuốc cho từng loại dịch hại. Ưu tiên chọn thuốc có tác động chọn lọc, có thời gian cách ly ngắn, ít độc với người và động vật máu nóng. Không sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, không có trong danh mục thuốc được phép sử dụng hoặc thuốc cấm sử dụng.
+ Đúng liều lượng và nồng độ: Pha đúng nồng độ và phun đủ lượng nước quy định để đảm bảo thuốc trải đều và tiếp xúc với dịch hại nhiều nhất. Khi dùng thuốc phải có dụng cụ cân, đong thuốc, không ước lượng bằng mắt, không bốc thuốc bột bằng tay.
+ Đúng cách: Sử dụng thuốc theo đúng mục đích hướng dẫn ghi trên bao bì (thuốc rải, thuốc phun, không sử dụng thuốc hạt pha với nước để phun). Phun thuốc đúng nơi dịch hại sống và không phun thuốc khi gió to, nắng gắt.
- Phải đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch đúng theo hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ghi trên nhãn hàng hóa.
- Phát hiện, dự tính dự báo: Định kỳ điều tra 7 ngày/lần phát hiện sâu bệnh hại nho và thiên địch của chúng. Khi dịch hại có nguy cơ bùng phát số lượng thì điều tra bổ sung 3 - 5 ngày/lần.
2. Phòng trừ sâu hại
1. Bọ trĩ (Thrips spp.):Cần phát hiện sớm để phòng trừ và chống lây lan, có thể sử dụng các loại thuốc nhóm Imidachloprid (Confidor 100 SL, Admire 50 EC) Abamectin (Tungatin 10EC, Aceny 5.5EC,...), Fipronil (Regent 5SC, Tungent 5SC, ...) Emamectin benzoate (Proclaim 1.9EC, Eagle 20EC,...).
2. Rệp sáp (Ferrisiana virgata):có thể sử dụng các loại thuốcSupracide 40 EC, Ecasi 20 EC, Mospilan 3 EC để phòng trừ.
3. Nhện đỏ (Eotetranychus carpini):Có thể dùng các loại thuốc sau để trừ: Abamectin (Tungatin 10EC, Aceny 5.5EC,...), Profenofos (Selecron 500 EC, Callous 500 EC,...), Propargite (Comite 73 EC),.....
4. Sâu xanh da láng(Spodoptera exigua):
- Dùng tay bắt và giết sâu, giết ổ trứng, cắt bỏ các lá có sâu mới nở.
- Dùng các loại thuốc sinh học đặc trị như: NPV, Seba, Delfin và các loại thuốc hoá học: Mimic 20F, Match 050EC, Atabron 5EC... khi cần thiết.
3. Phòng trừ bệnh hại
1. Mốc sương (Downy mildew) do nấmPlasmopara viticola gây ra: Có thể dùng các loại thuốc có gốc Đồng, Mancozeb+Metalaxyl (Ridomil Gold 68 WP, Tungsin-M 72WP,… ), Cymoxanil + Mancozeb (Cuzate-M8 72WP, Victozat 72 WP, …), Fosetyl Aluminium (Aliette 80WP, Alpine 80 WP,…) để phòng trị.
2. Phấn trắng (Powdery mildew):Phòng trừ bằng các biện pháp tổng hợp, khi bệnh nặng thì dùng các loại thuốc có chứa đồng, nhóm thuốc Diniconazole (Sumi-eight 12,5 WP), Hexaconazole (Anvil 5SC, Newvil 5SC,…),Azoxystrobin+ Difenoconazole (Amistar top 325 SC, Help 400 SC,…).
3. Thán thư (Anthracnose) do nấmElsinoe ampelina: có thể sử dụng các loại thuốcNativo 750 WG; thuốc Danjiri 10 SC và Antracol 70 WP, Score 250 EC, Dithane M-45 80 WP,...
4. Bệnh nấm cuốngdo nấm Diplodia sp gây ra: Sử dụng luân phiên các loại thuốc Bayfidan 250 EC; Sumi eight 12,5 WP; Score 250 EC; Aliette 800WP, …
5. Bệnh rỉ sắt: do nấm Kuehneola vitisgây ra: có thể sử dụng các loại thuốc Kocide 61,4DF; Champion 77 WP; Anvil 5SC; Sumi eight 12,5WP; Tilt 250 ND.
BBT