Hình ảnh: Sâu hại lá sen

1.  Sâu ăn tạp:

Sâu ăn lá (chủ yếu là sâu khoang, sâu róm) thường xuất hiện và gây hại trong mùa nắng, chủ yếu ăn lá non đến trưởng thành. Dễ quan sát, khi chúng gây hại làm rách lá. Nếu trồng ít cần bắt ngay khi sâu mới xuất hiện. Nếu trồng nhiều, chú ý tập trung phun ở những nơi có sâu, khi lá chớm bị hại. và cần sử dụng luân phiên giữa các loại thuốc: thuốc Alika, Padan, Confidor… cộng dầu khoáng SK 98EC,

2. Bọ trĩ, rầy rệp:

Là 02 đối tượng chích hút, xuất hiện nhiều nhất, thường có mật số rất cao đặc biệt trong mùa nắng, tấn công hầu hết trên các bộ phận còn non của cây chúng bám vào cuống lá, cuống hoa chích hút làm lá bị co rúm, cuống bị chai sần và quăn queo. Chúng thường có kích thước rất nhỏ, mắt thường khó quan sát. Kinh nghiệm cho thấy, khi mầm lá non mới nhú, cần phun ngay. Định kỳ 10 ngày phun 1 lần.

Cần sử dụng luân phiên các loại thuốc Alika, Regant, Virtako, Basa… cộng với dầu khoáng SK 98EC phun đều phía dưới lá, hoa.

3. Nhện đỏ

Cư trú dưới mặt lá, chích hút dịch trong mô lá tạo thành vết hại có màu nâu làm cho lá có màu vàng, quăn queo rồi rụng. Sử dụng luân phiên giữa các loại thuốc hóa học: Pegasus 500 SC, Ortus 5 SC, USA Tabon 17,5WP... hoặc thuốc sinh học: McShield, đầu trâu Bihopper. . . Phun ngay khi có các triệu chứng (phun từ dưới lên).

4.  Bệnh hại:

Chủ yếu bệnh thán thư, gây hại hầu hết trên các bộ phân cây sen như lá, hoa, hạt, bệnh gây hại trên lá và hoa khi còn dưới mặt nước nấm bệnh đã tấn công khi nhú khỏi mặt nước bệnh đã làm thối lá hoặc hoa.

Theo kinh nghiệm để phòng trừ đạt hiệu quả lúc sen ra mầm non, hoa rộ rút nước cạn phun thuốc ngừa bằng những loại thuốc đặc trị sau 3 ngày cho nước vào chậu trở lại, hiệu quả khá cao.

Các loại thuốc đặc trị bệnh thán thư như: Pridomil 68WP; Ridozed 72WP; Antracol 700WP,… khi phun thuốc nên cộng với dầu khoáng SK để thuốc bám dính và loang đều trên lá tăng hiệu lực thuốc, đồng thời dầu khoáng cũng có tác dụng làm hạn chế sự gây hại của sâu ăn tạp, rầy mềm, bọ trĩ.

BBT