Hình ảnh: Cây ngải cứu

Ngải cứu là cây thân thảo, sống lâu năm, lá mọc so le, chẻ lông chim, phiến men theo cuống đến tận gốc, dính vào thân như có bẹ, các thùy hình mác hẹp, đầu nhọn, mặt trên màu lục sậm, mặt dưới phủ đầy lông nhung màu trắng. Những lá ở ngọn có hoa không chẻ. Cây ngải cứu ưa ẩm, dễ trồng bằng cách giâm cành hay cây con.

1. Đặc điểm sinh thái

Cây mọc ở bìa rừng, vên đường, đôi dôc, đât khô hoặc âm, độ cao từ thâp đến trung bình, 300-1700 mét so với mực nước biển.

2. Phân bố và công dụng

Trên thế giới: Cây phân bố ở một số nước như Trung Quốc (An Huy, Quảng

Đông, Quảng Tây, Hồ Nam,...), Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam. Tại

Việt Nam: Được trồng ở 1 số tỉnh: Lạng Son, Bắc Giang, Thừa Thiên Huế, Một Số tỉnh Tây Nguyên. Cây thuộc loại này sử dụng làm thuốc, có tác dụng trừ cảm mạo, cầm máu, an thai, thanh nhiệt, kháng viêm, kháng khuẩn, kháng virus, tây giun.

          Ngải cứu là cây ưa ẩm, có thể hơi chịu bóng, thường được trồng phân tán trong các vườn gia đình, hay các vườn thuốc của các cơ sở y học dân tộc. Cây mọc thành từng khóm, nếu không bị thu hái, tỉa thưa sẽ nhanh chóng bò lan tạo thành đám lớn khó phân biệt giữa các cá thể. Cây sinh trưởng mạnh trong mùa xuân - hè; về mùa đông, phần thân cành trên mặt đất có hiện tượng tàn lụi một phần. Ngải cứu ra hoa quả nhiều hàng năm, song hạt không được sử dụng để gieo trồng.

3. Giá trị dưọc liệu cây Ngải

        Ngải cứu là một loại thảo dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh của y học cổ truyền từ hàng trăm năm về trước

-      Thành phần hóa học cây Ngải: các nhóm chất chính trong các Ngải như Hàm lượng Polyphenol tổng số 2,85±0,08; Hàm lượng ílavonid l,34±0,02; Hàm lượng tinh dầu 1,22 ±0,04 và một vài dẫn xuất của coumarin, triterpen tricyclovetiven và artemisia - ceton.

-      Tác dụng dược lý:

Dung dịch 1% tinh dầu ngải Nhật có tác dụng ức chế các vi khuẩn Klebsiella pneumoniae, Pemudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus. Tinh dầu không có tác dụng trên Escherichia coli.

Tác dụng kháng nấm mạnh cũng thấy khi thử với Candida albicans và Sporotrichum scheckii

Tác dụng trên ký sinh trùng sốt rét:Cao chiết bằng ethanol của phần trên mặt đất của cây ngải Nhật đã được thử trên ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum chủng nhạy với cloroquin và trùng kháng cloroquin.

Trên đây là đặc điểm thực vật, nguồn gốc và sự phân bố của cây ngải./.

BBT