Hình ảnh: minh hoạ

Cây ngải cứu rất ít bị côn trùng và sâu bệnh hại tấn công. Tuy nhiên, có một số loại thường gây hại cây là rệp mềm, châu chấu, sâu khoang,… bà con có thể áp dụng phương pháp thủ công như bắt bằng tay, bẫy côn trùng. Bà con nên hạn chế dùng thuốc hóa học để bảo vệ các loại vi sinh vật có lợi tiêu diệt loài gây hại. Chẳng hạn như ong ruồi bắt sâu, bắt ấu trùng hay ấu trùng bọ rùa sẽ ăn rệp sáp…

Cây Ngải rất dễ bị thối gốc rễ, nếu trồng trên đất phẳng, úng nước. Tiên hành kiểm tra thường xuyên đồng ruộng và thoát nước kịp thời khi mưa lớn.

- Biện pháp phòng trừ: cần áp dụng các biện pháp tổng hợp để phòng trừ sâu bệnh hại và kiểm tra khu vực trồng để phát hiện sớm, phòng trị kịp thời sâu bệnh hại gây ra.

+ Biện pháp canh tác: Chọn cây giống sạch bệnh, vệ sinh khu vực trước và sau khi trồng, cày ải phơi đất. Trồng đúng mật độ, khoảng cách hạn chế trồng quá dày tạo điều kiện thích họp cho sâu bệnh hại phát triển. Bón phân cân dối lạo cho cây có sức sinh trưởng tốt.

+ Biện pháp sinh học: Hạn chế phun thuốc để bảo tồn các loài thiên dịch thường xuất hiện trên đồng ruộng như ong kí sinh, các loài bắt mồi ăn thịt...

+ Biện pháp cơ giới vật lý: kiếm tra để phát hiện kịp thời sự gây hại cúa các loài sâu, bệnh hại; nếu ở mức độ thấp có thể cắt tỉa và tiêu huy phân bị hại tránh lây lan sang cây khác.

+ Biện pháp hóa học: chỉ sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học khí cây trồng bị sâu bệnh. Các loại thuốc dùng ở mức tối thiểu, trong danh mục quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Phun thuốc đúng định kỳ, giãn cách, thòi gian cách ly, đảm bảo dư lượng thuốc cho phép khi thu hoạch, sơ chế./.                          

BBT