Hình ảnh: minh hoạ

Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc được áp dụng theo một số tiêu chuẩn kỹ thuật của quy trình GACP - WH0: Quy trình chăm sóc (QT06 - GACP - WH0, 2003).

Với đặc điểm đất trồng của các tỉnh miền núi chủ yếu là đất chua vì vậy trong việc tiến hành xây dựng mô hình nên bổ sung vôi bột truớc khi trồng để cân bằng độ pH trong đất. Mặt khác Ngải là cây sống lâu năm, thân hóa gỗ, thu 02 vụ/năm, vì vậy khi trồng mới cần bổ sung lượng dinh dưỡng cho đất thì năm thứ 2 năng suất vẫn ổn định.

  Khi đã chọn được giống thì cắt thành từng đoạn dài từ 7 – 10 cm. Cắm xuống đất sâu từ 3 – 5 cm. Cần cắt tỉa bớt phần lá để giảm thoát hơi nước và kích cho cây nhanh ra lá mới, nhưng không được cắt hết tất cả các lá vì như vậy cây không thể quang hợp được và sẽ chết.

- Mật độ trồng: khoảng cách hàng là 25 cm và khoảng cách cây là 10 cm sẽ phù hợp hơn, không nên trồng dày hơn vì sẽ dễ tạo môi trường cho sâu bệnh phát sinh, hoặc nếu trồng thưa hơn thì sẽ không tận dụng được tôi đa diện tích mà chúng ta có.  Sau khi trồng thì nên phủ một lớp cỏ khô hay rơm và tưới nước ngay để cây được giữ ẩm, nên trồng vào buổi chiều để cây không bị mất nước nhiều.

  • Bón lót: Có thể bón lót theo 02 cách (cách 1 là bón theo hốc; Cách 2 là bón theo rạch). Thực tế cho thấy nếu bón phân theo rạch có thể tiết kiệm công lao động và khả năng hao phí phân bón rất ít. Trước khi phủ nilon, đánh rạch trên các luống, rạch rộng 15cm; sâu l0 cm, bón phân và lấp đất lại. Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân, phân vi sinh, vôi bột.

          - Bón phân lưu gốc:Đối với trường hợp lưu gốc để thu hoạch cho vụ tiếp theo, để năng suât không giảm ta tiến hành cung cấp lượng phân bón cho cây như trồng mới. Tuy nhiên do đặc thù đất canh tác tại các vùng đất miền núi nghèo dinh dưỡng vì vậy cần bổ sung lượng phân bón Đạm Ưre trong giai đoạn đầu để thúc đẩy sự phát triển của lá và thân. Bón phân kết hợp làm cỏ vun gốc; chú ý tưới nước, giữ ẩm.

BBT