Trichoderma spp. là nhóm những loài nấm sợi tăng trưởng nhanh và phân bố rộng khắp trên thế giới. Chúng có mặt trong hầu hết các loại đất và thường chiếm ưu thế trong quần thể vi sinh vật đất.

* Đặc điểm sinh thái của nấm Trichoderma spp.

Trichoderma spp. hiện diện hầu hết trong tất cả các loại đất. Chúng được tìm thấy khắp mọi nơi trừ những vĩ độ cự Nam và cực Bắc. Chúng hiện diện với mật độ cao và phát triển mạnh ở vùng rễ của cây, một số giống có khả năng phát triển ngay trên rễ. Những giống này có thể được bổ sung vào trong đất hay hạt giống bằng nhiều phương pháp. Ngay khi chúng tiếp xúc với rễ, chúng phát triển trên bề mặt rễ hay vỏ rễ tùy theo từng giống. Hầu hết các dòng Trichoderma spp.
đều hoại sinh, chúng phổ biến trong những khu rừng nhiệt đới, ở rễ cây, trong đất, trên xác sinh vật đã chết, thực phẩm bị chua, ngũ cốc, lá cây hay ký sinh trên những loại nấm khác. Trichoderma spp. rất ít tìm thấy trên thực vật và không
sống nội sinh với thực vật (Samuels GJ. 1996). Trichoderma spp. có sự phân bố rộng rãi, chúng có thể tồn tại trên gỗ mục và có thể sống ký sinh trên những loại nấm khác, là do chúng có khả năng sản xuất nhiều loại enzyme thủy phân. Trichoderma spp. còn có khả năng cạnh tranh dinh dưỡng rất cao do có một số đặc tính như sau:

- Sinh trưởng mạnh và bào tử nảy mầm rất nhanh.

- Có khả năng sinh tổng hợp các hệ enzyme phân giải cao.

- Khả năng tạo kháng sinh, chịu được kháng sinh (Samuels GJ., 1996)

* Đặc điểm hình thái của nấm Trichoderma spp.

Khuẩn ty của Trichoderma spp. không màu, có tốc độ phát triển rất nhanh, trên môi trường PGA, ban đầu Trichoderma spp. có màu trắng, khi sinh ra bào tử chuyển sang xanh đậm, xanh vàng hoặc lục trắng. Ở một số loài còn có khả năng. Trichoderma spp. hiện diện hầu hết trong tất cả các loại đất. Chúng được tìm thấy khắp mọi nơi trừ những vĩ độ cực Nam và cực Bắc. Chúng hiện diện với mật độ cao và phát triển mạnh ở vùng rễ của cây, một số giống có khả năng phát triển ngay trên rễ. Những giống này có thể được bổ sung vào trong đất hay hạt giống bằng nhiều phương pháp. Ngay khi chúng tiếp xúc với rễ, chúng phát triển trên bề mặt rễ hay vỏ rễ tùy theo từng giống. Hầu hết các dòng Trichoderma spp. đều hoại sinh, chúng phổ biến trong những khu rừng nhiệt đới, ở rễ cây, trong đất, trên xác sinh vật đã chết, thực phẩm bị chua, ngũ cốc, lá cây hay ký sinh trên những loại nấm khác. Trichoderma spp. rất ít tìm thấy trên thực vật và không sống nội sinh với thực vật (Samuels GJ. 1996).

Trichoderma spp. có sự phân bố rộng rãi, chúng có thể tồn tại trên gỗ mục và có thể sống ký sinh trên những loại nấm khác, là do chúng có khả năng sản xuất nhiều loại enzyme thủy phân. Trichoderma spp. còn có khả năng cạnh tranh dinh dưỡng rất cao do cómột số đặc tính như sau:

- Sinh trưởng mạnh và bào tử nảy mầm rất nhanh.

- Có khả năng sinh tổng hợp các hệ enzyme phân giải cao.

-  Khả năng tạo kháng sinh, chịu được kháng sinh (Samuels GJ., 1996).

* Đặc điểm hình thái của nấm Trichoderma spp.

Khuẩn ty của Trichoderma spp. không màu, có tốc độ phát triển rất nhanh, trên môi trường PGA, ban đầu Trichoderma spp. có màu trắng, khi sinh ra bào tử chuyển sang xanh đậm, xanh vàng hoặc lục trắng. Ở một số loài còn có khả năng tiết ra một số chất làm thạch của môi trường PGA (Potato Glucose Agar) hóa vàng (Gary J. Samuels, 9-2005). Khuẩn lạc mọc rất nhanh sau đó hình thành bào tử đính sau một tuần nuôi cấy. Bào tử đính có màu sắc khác nhau tùy theo từng loại nấm. Thông thường có màu xanh đậm, xanh vàng hoặc lục trắng. Bào tử có thể mọc dày đặc hoặc từng chùm riêng lẽ. Ở một số loài, sợi nấm tiết ra những chất làm cho môi trường bên trong có màu vàng, hay tiết ra mùi thơm mang tính đặc trưng. Đặc điểm nổi bật của nấm Trichoderma spp. là bào tử có màu xanh đặc trưng, một số ít có màu trắng, màu vàng hay xám. Chủ yếu hình cầu, hình elip hoặc oval, đa số các bào tử trơn láng, kích thước không quá 5µm (Gary J. Samuels, 9-2005).

Hầu hết các giống Trichoderma spp. không sinh sản hữu tính mà thay vào đó là cơ chế sinh sản vô tính bằng bào tử đính từ khuẩn ty. Bào tử đính Trichoderma spp. là một khối tròn mọc lên ở đầu cuối của cuống sinh bào tử (phân nhiều nhánh), mang các bào tử trần bên trong không có vách ngăn, liên kết nhau thành chùm nhỏ nhờ chất nhầy (Gary J. Samuels, 9-2005).

* Đặc điểm sinh lý của nấm Trichoderma spp.

Mỗi dòng nấm Trichoderma spp. khác nhau có yêu cầu về nhiệt độ và độ ẩm khác nhau (Harman, G. E. 2000). Dãy nhiệt độ cho sự phát triển của các loài Trichoderma spp. tương đối rộng, có thể dưới 00C (cho loài T. polysporum) và ở 400C (cho loài T. koningii).Nhiệt độ không chỉ ảnh hưởng trên sự tăng trưởng của các loài Trichoderma spp mà còn ảnh hưởng lên hoạt tính biến dưỡng của chúng, đặc biệt là sự tổng hợp các loại kháng sinh bay hơi và các enzyme (Domsch K. H., và cs, 1980)

Các loài nấm trong hệ gen Trichoderma spp. chịu ảnh hưởng tích cực từ những cơ chất có tính acid. Hầu hết các loài có pH tối ưu trong dãy 3,5 – 5,6. pH acid có sự ảnh hưởng tốt đến sự nảy mầm của bào tử Trichoderma spp.. Thậm chí có loài phát triển ở pH = 2,1 (Domsch K. H., và cs, 1980). Trichoderma spp. phát triển ở bất cứ pH nào nhỏ hơn 7 và có thể phát triển tốt ở đất kiềm nếu như ở đó có sự tập hợp một lượng CO2 và HCO3- (Papavizas. G. C, 1985)

 

BBT