Nhớ lại những ngày đầu mới trồng các giống hoa lan trên mảnh đất Đơn Dương, chị Phạm Thị Thanh Tâm - chủ vườn hoa lan chia sẻ: Sau khi đã nắm được kỹ thuật trồng và chăm sóc các loại hoa lan cấy mô và tích luỹ được một số vốn ban đầu, vợ chồng chị đã mạnh dạn đầu tư hơn 1 tỷ đồng để mua đất, làm nhà kính, mua giống 2 loài hoa lan là giả hạc và vũ nữ từ Đài Loan về chăm sóc theo công nghệ cao để bán cho khách hàng.
Không chỉ làm giàu cho chính mình mà trong những năm qua, anh chị còn tạo việc thường xuyên cho lao động ở địa phương bình quân mỗi ngày có từ 3 - 6 công lao động với mức thu nhập bình quân 150.000 – 250.000 nghìn đồng/ngày, tạo điều kiện cho bà con người đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Đạ Ròn có thêm nguồn thu nhập để sinh sống.
Để có được một cơ ngơi sự nghiệp và một nguồn thu nhập ổn định như ngày hôm nay, đòi hỏi sự chăm chỉ, chịu khó nghiên cứu học tập trên sách báo, học trên mạng internet về kỹ thuật trồng, chăm sóc các loài hoa lan trên thế giới để áp dụng vào công việc của gia đình anh chị.
Hiện chị đang xây dựng mới một căn nhà khang trang, kiên cố trị giá hàng tỷ đồng và mới mua 1 chiếc xe ô tô để làm phương tiện đi lại. Nhìn thấy tận mắt những hình ảnh đó như đã minh chứng cho những thành quả to lớn của anh chị Tâm Viễn đã dám mạnh dạn đầu tư vốn để mở ra nghề trồng hoa lan trên mảnh đất Đơn Dương từ những năm 2012.
Chia tay với gia đình chị Phạm Thị Thanh Tâm, không chỉ riêng tôi mà những ai đã một lần đến với vườn hoa lan Tâm Viễn đều có một cảm nhận là với mô hình trồng hoa lan, trong tương lai không xa, gia đình chị Tâm Viễn sẽ trở thành một tỷ phú ở huyện nông thôn mới Đơn Dương.
Theo Nongnghiep.vn
Tin liên quan:
- Kỹ thuật trồng sen trong chậu (20-06-2024)
- Cách trồng và chăm sóc sen trong chậu (28-08-2023)
- Đặc điểm của giống sen Juwaba, sen mini đỏ huyết, sen Peony (28-08-2023)