Hình ảnh: sưu tầm theo https://thiennguyen.net.vn/

Hiện nay, việc sử dụng rộng rãi kháng sinh trong chăn nuôi ở nước ta làm gia tăng sự hiện diện của các vi khuẩn kháng thuốc. Bên cạnh đó, việc bán thuốc kháng sinh không theo đơn hay trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản mà không được giám sát về chuyên môn cho thấy thuốc kháng sinh đang được sử dụng một cách thiếu trách nhiệm gây ảnh hưởng không nhỏ đến an toàn thực phẩm và sức khỏe con người.

Theo khảo sát của Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp- Phát triển nông thôn), năm 2017 vừa qua, tình trạng người chăn nuôi ở Vĩnh Phúc, Thái Nguyên sử dụng thuốc kháng sinh vẫn diễn ra thường xuyên tần suất từ 1- 3 lần/ tháng. Ngoài ra, người chăn nuôi còn sử dụng kháng sinh cho gia cầm quá liều lượng từ 1,5- 2 lần so với khuyến cáo.

Theo khảo sát của Viện sức khoẻ môi trường và phát triển bền vững, khoảng 50% số hộ cho biết họ sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi từ lời khuyên cán bộ, bác sỹ thú y, người bán thuốc thú y; số còn lại sử dụng thuốc kháng sinh dựa trên kinh nghiệm. Hiện nay đã có quá nhiều hoá dược, thuốc, thực phẩm chức năng phòng, dự phòng bệnh trong chăn nuôi. Nguy cơ lớn hiện hữu đã được nhìn nhận từ khoảng 10 năm nay là kháng kháng sinh do lạm dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi. Do không kiểm soát được liều lượng hoặc vì lợi nhuận kinh doanh, con người đã biến các thần dược thành công cụ luyện tập cho vi sinh vật chống lại chính mình. Trong khi đó, khoa học đã chứng minh chúng ta hoàn toàn có thể nuôi gia súc, gia cầm không cần thêm kháng sinh vào thức ăn.

Hiện nay, nước đa đang đẩy mạnh chăn nuôi theo hướng hiện đại, an toàn và xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi ra các nước. Vì vậy, vấn đề kiểm soát dư lượng kháng sinh trong chăn nuôi ra các nước. Vì vậy, vấn đề kiểm soát dư lượng kháng sinh trong chăn nuôi là rất cấp thiết. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề xuất triển khai kế hoạch hành động quốc gia về quản lý và sử dụng các loại kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam.

BBT